Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành – mạng lưới mạch máu bao quanh tim và nuôi dưỡng tim. Thiếu máu cơ tim gây nên những cơn đau thắt ngực. Khi thiếu máu cơ tim nặng, một vùng cơ tim sẽ bị hoại tử hay được gọi là nhồi máu cơ tim – nguyên nhân gây tử vong cao hàng đầu trong số các bệnh lý tim mạch.
Bệnh nếu không được phát hiện sớm và áp dụng nguyên tắc vàng phòng ngừa, thiếu máu cơ tim còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Loạn nhịp tim, suy tim và một số rối loạn chức năng tim khác.
Cơ của tim, hay còn được gọi tắt là cơ tim thực hiện đẩy máu đi qua hệ tuần hoàn trong cơ thể và hoạt động như vậy không ngừng nghỉ cho tới khi chết. Tương tự như cơ trơn, cơ tim được điều khiển bởi hệ thống thần kinh tự trị (autonomic nervous system) và các hóc-môn (hormone) và một phần của nó có thể co giãn tự nhiên.
Thiếu máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành. (Ảnh: Internet)
Khác với cơ vân, các tế bào cơ tim có cầu nối, kết hợp với nhau thành một khối vững chắc. Nhờ đó, cơ tim có khả năng tự co rút, đẩy máu đi khắp cơ thể mà không chịu tác động của bộ não.
Bên cạnh cấu tạo khác biệt, cơ tim thực sự cần nhiều năng lượng hơn so với các loại cơ khác. Năng lượng từ ty thể, bào quan chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng mà tế bào có thể sử dụng được (ATP) được cung cấp tuỳ theo nhu cầu cho toàn bộ các loại cơ. Chính vì vậy, cơ tim là bộ phận cần tiêu tốn nhiều ATP nhất trong cơ thể.
Khi ty thể ở các cơ vân chỉ chiếm 1 – 2% tỷ lệ, thì lượng ty thể trong cơ tim chiếm từ 30 – 35%. Điều đó có nghĩa là tim, nếu ở trạng thái bình thường, không bao giờ phải nghỉ ngơi, vì luôn có nguồn cung năng lượng cho cơ tim. Trong đó, 95% năng lượng hằng ngày của cơ thể được hoạt hóa bởi CoQ10. Trường hợp cơ thể bị thiếu hụt CoQ10 thì sẽ gây ảnh hưởng nhiều nhất tới tim mạch, bởi mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố này.
- Di truyền: Gia đình có người bị thiếu máu cơ tim
- Do hút thuốc lá
- Tăng Cholesterol máu
- Tăng huyết áp
Tăng huyết áp làm gia tăng nguy cơ bệnh thiếu máu cơ tim. (Ảnh: Internet)
- Mắc bệnh tiểu đường
- Béo phì Stress
Với người từng bị thiếu máu cơ tim hoặc các bệnh tim mạch khác, cách phòng tránh thiếu máu cơ tim hiệu quả còn tùy thuộc vào sức khỏe, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Song giải pháp chung là thay đổi lối sống, giúp bảo vệ hệ tim mạch lâu dài. Bạn nên hỏi bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể về vấn đề này.
- Thay đổi lối sống bao gồm: Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, giảm stress, cân bằng công việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng tâm lý, tránh nghĩ ngợi nhiều. Bạn nên hạn chế thức khuya, cố gắng ngủ đủ giấc. Không hút thuốc lá, các chất kích thích, hạn chế tối đa rượu bia, cà phê.
- Luyện tập thể dục thể thao: vận động cơ thể đều đặn 30 phút/ngày rất tốt cho sức khỏe, tăng lưu lượng máu đến tim nhưng nên tập nhẹ nhàng, vừa sức. Việc tập luyện cũng không áp dụng cho mọi trường hợp, nếu bạn bị đau vùng ngực trái hoặc đau cả khi không làm gì, lúc đó người bệnh cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
Phòng ngừa thiếu máu cơ tim bằng cách không hút thuốc lá. (Ảnh: Internet)
- Trong hầu hết các trường hợp bệnh thiếu máu cơ tim, các bác sĩ đều khuyên bệnh nhân thực hiện chế độ ăn khoa học: Ăn các thực phẩm tươi sạch, tăng cường chất xơ, rau xanh, hoa quả, cá. Không ăn nhiều đồ ngọt, chất béo, giảm ăn mặn.
- Cách đơn giản nhất phòng ngừa thiếu máu cơ tim là nên uống nhiều nước, đặc biệt nước hoa quả để bổ sung các loại vitamin (trừ bệnh nhân suy tim nặng cần hạn chế lượng nước uống mỗi ngày).
- Luôn ghi nhớ và tuân thủ việc thăm khám định kì tại bệnh viện 6 tháng/lần để kiểm soát các yếu tố gây bệnh.
Phòng tránh bệnh thiếu máu cơ tim là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người.