Bệnh đau mắt đỏ thường gặp nhiều ở trẻ em và rất dễ lây lan. Đây là căn bệnh cấp tính ít gây ảnh hưởng về thị lực. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách hoặc chậm trễ trong việc thăm khám sẽ gây ảnh hưởng trong việc phòng ngừa biến chứng đau mắt đỏ.
Tuy là bệnh khá lành tính và thường tiến triển rất tốt khi nhận được điều trị đúng đắn, nhưng hầu hết người bệnh đều không xác định được nguyên nhân gây bệnh nên khó trong quá trình hồi phục. Biến chứng thường gặp nhất ở người đau mắt đỏ là ảnh hưởng thị lực.
Dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trình điều trị đau mắt đỏ để phòng tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi mà không cần thăm khám hay điều trị. Tuy nhiên, đây là sai lầm khiến việc phòng ngừa biến chứng đau mắt đỏ gặp khó khăn. Một số trường hợp đau mắt đỏ nhẹ và người bệnh có sức đề kháng tốt thì bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nặng gây nên biến chứng nguy hiểm.
Do đó, việc thăm khám kịp thời và tuân thủ theo lịch hẹn tái khám của bác sĩ là vô cùng cần thiết để phòng ngừa biến chứng đau mắt đỏ.
Nếu việc thăm khám chậm trễ, người bệnh có thể đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng như viêm giác mạc, để lại sẹo ở kết mạc và thậm chí gây ảnh hưởng thị lực.
Khá nhiều người mắc bệnh đau mắt đỏ thường chủ quan tự ý mua thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng sinh về uống không qua thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Tuy là bệnh lành tính nhưng chưa xác định được nguyên nhân mắt đỏ do vi khuẩn, vi rút hay dị ứng thì việc dùng kháng sinh thường không có tác dụng. Hơn nữa tự ý nhỏ thuốc chứa các thành phần corticoid lâu dài có thể gây ảnh hưởng tới thị lực.
Ngoài ra, có nhiều biện pháp dân gian như đắp lá, xông mắt hay nhỏ sữa mẹ cho bé sơ sinh để chữa đau mắt đỏ. Đây là các bài thuốc chưa hề được kiểm chứng về tác dụng cũng như mức độ an toàn.
Do đó, người bệnh đau mắt đỏ tuyệt đối không tự điều trị bằng bất cứ phương thuốc nào. Việc dùng sai thuốc hoặc thuốc dân gian không hợp vệ sinh có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây cản trở việc phòng ngừa biến chứng đau mắt đỏ. Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng các loại thuốc điều trị.
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh hay dùng thuốc kháng sinh không theo đơn của bác sĩ là nguyên nhân khiến việc phòng ngừa biến chứng đau mắt đỏ thiếu hiệu quả nói riêng; và gây nhiều tác dụng không tốt cho việc điều trị các bệnh nói chung.
Nhiều người cho rằng, chỉ cần có viêm đau là cần dùng thuốc kháng sinh nhưng quan điểm đó là sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng khi dùng đúng thuốc và đúng liều lượng. Vậy nên, trước khi dùng thuốc kháng sinh, người bệnh nên thăm khám và nhận điều trị từ bác sĩ.
Quan niệm đã mắc bệnh đau mắt đỏ 1 lần thì cơ thể sẽ có miễn dịch với bệnh này sau đó là suy nghĩ vô cùng sai lầm. Suy nghĩ sai lầm này khiến nhiều người lơ là trong việc phòng chống bệnh đau mắt đỏ, khiến bệnh tái đi tái lại và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chủ động ngăn ngừa bệnh chính là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa biến chứng đau mắt đỏ hiệu quả. Do đó, mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa đau mắt đỏ dưới đây:
-Thường xuyên vệ sinh tay, nhất là sau khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh đau mắt đỏ; rửa tay với xà phòng và dùng nước sạch.
- Bỏ thói quen dụi mắt, miệng, mũi để tránh các vi khuẩn tác động lên mắt gây nên bệnh đau mắt đỏ.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn lau mặt, khăn tắm, kính đeo mắt, khẩu trang, thuốc nhỏ mắt…
- Vệ sinh mũi, họng, mắt hàng ngày; có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ
- Vệ sinh nhà cửa tránh bụi bẩn và các chất kích ứng gây nên bệnh đau mắt đỏ.
- Nếu mắc bệnh, tránh dụi mắt khiến tình trạng nhiễm trùng thêm nặng và lây lan sang mắt còn lại; nên nghỉ tại nhà, tránh đi đến những nơi công cộng như hồ bơi đề phòng nguy cơ lây lan cho người khác; đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị sớm nhất; không tự ý điều trị để phòng ngừa biến chứng đau mắt đỏ nguy hiểm.