Tim bẩm sinh là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và đang có dấu hiệu gia tăng (Nguồn: internet).
Bệnh tim bẩm sinh là bệnh lý tim mạch phổ biến trong nhi khoa, khi các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh về thiếu dinh dưỡng ngày một giảm dần. Ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ tim bẩm sinh rơi vào khoảng từ 0,7% đến 1% trẻ sinh ra. Ở nước ta, theo thống kê của các bệnh viện nhi, tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh nằm trong khoảng 1,5% trẻ nhập viện và khoảng 30-55% trẻ vào khoa tim mạch.
Bệnh tim bẩm sinh nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra tử vong do bị rối loạn tuần hoàn cấp tính. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh phát hiện trẻ có những triệu chứng như hay ho, khò khè, thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào, hay bị viêm phổi, có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu khác như trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, trẻ bú hoặc ăn kém, chậm tăng cân, thậm chí còn bị sút cân, trẻ chậm phát triển hơn bình thường.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng với những trẻ không may bị tim bẩm sinh. Chẳng hạn, với trẻ bị tim sinh sẽ dễ bị suy dinh dưỡng do mệt mỏi biếng ăn, đồng thời bị tình trạng nhiễm trùng hô hấp tái phát nhiều lần khiến sự hấp thụ dinh dưỡng của trẻ trở nên yếu kém, vì vậy các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn mỗi lần một ít tùy vào khả năng tiêu hóa của trẻ.
Còn về vấn đề sinh hoạt, những trẻ bị tim bẩm sinh cũng cần chú ý như:
- Hạn chế để trẻ rơi vào những tình huống như quấy khóc, ăn quá no, chơi đùa lâu, rặn khi đi tiêu do táo bón…
- Mặc ấm cho trẻ khi trời trở gió và mặc thoáng mát khi trời nóng.
- Người mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.
- Không được cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm,...
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng, bởi y học hiện đại ngày nay đã có những phương pháp phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ. Để phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này, các bậc phụ huynh và nhất là các bà mẹ cần quan tâm tới những điều sau:
- Cần quan tâm tới sức khỏe trước và trong thời kỳ mang thai. Các mẹ cần đến thăm khám bác sĩ khoa sản cũng như các bác sĩ chuyên khoa để có được những tư vấn tốt nhất.
- Cải thiện môi trường sống. Không nên sống ở môi trường quá ô nhiễm.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân vật lý, các chất độc hóa học, các loại thuốc an thần, thuốc điều chỉnh nội tiết tố.
- Không được hút thuốc, uống rượu trong thời kỳ mang thai.
Thuốc lá là điều cấm kỵ trong quá trình người mẹ mang thai, bỏ thuốc lá là biện pháp phòng ngừa tim bẩm sinh ở trẻ. (Nguồn: internet).
- Phải tiêm phòng đầy đủ hoặc tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do các siêu vi gây ra như bệnh Rubella, bệnh quai bị, Herpes, Cytomegalovirus, Coxsaskie B…
- Nếu cơ thể người mẹ xuất hiện những bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, lupus ban đỏ lan toả,... thì cần điều trị sớm.