Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?

Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?
Một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất hiện này là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Rất nhiều người mắc bệnh này nhưng không phải ai cũng biết cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả. Suckhoehangngay.vn sẽ làm rõ vấn đề qua bài viết dưới đây.

1. Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là mọi người phải tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như khói thuốc lá, thuốc lào, khói bụi nhà máy, hóa chất độc hại trong môi trường làm việc. Đặc biệt mọi người tuyệt đối không được hút thuốc lá, thuốc lào.

Những người đã mắc bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để dùng thuốc giãn phế quản và corticoid phù hợp, tiêm vaccine cúm và phế cầu đầy đủ. Người bệnh nên bỏ thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc ngay lập tức để tránh bệnh nặng thêm.

Bệnh nhân nên có đầy đủ kiến thức về căn bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiệu quả để kiểm soát các đợt cấp của bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Một điều rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là người bệnh nên có tinh thần vui vẻ, lạc quan. Không nên quá lo lắng khi mắc bệnh vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm. Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh có sức khỏe tốt hơn để tập trung điều trị bệnh.

Hiểu biết về các giai đoạn của bệnh cũng như cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ giúp mọi người phòng tránh và điều trị căn bệnh hiệu quả. Các bệnh về đường hô hấp thường không gây nguy hiểm nhiều nhưng cũng gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Chính vì vậy, mọi người hãy luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt nhé.

2. Các giai đoạn phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến nhất hiện này là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn sớm và giai đoạn tiến triển.

2.1. Giai đoạn sớm của bệnh

Ở giai đoạn sớm của bệnh, các triệu chứng thường không rõ ràng, khiến người bệnh chủ quản với căn bệnh này. Bệnh nhân sẽ bị khó thở nhẹ, ho có đờm hoặc có thể không có biểu hiện gì trừ khi người bệnh bị viêm nhiễm phế quản phổi hoặc làm việc gắng sức.

Ảnh 2.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có hai giai đoạn là giai đoạn sớm và giai đoạn tiến triển của bệnh (Nguồn: Internet)

Nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, các chức năng của phổi vẫn được giữ ổn định. Người bệnh chỉ cần tránh làm việc gắng sức còn lại mọi hoạt động đều có thể làm như bình thường.

Đối với những người sống trong môi trường ô nhiễm, hay hút thuốc lá và hít nhiều khói bụi sẽ thường xuyên tái phát đợt cấp, khiến chức năng phổi suy giảm và xuất hiện các biến chứng như suy hô hấp, tâm phế mạn ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh.

2.2. Giai đoạn tiến triển của bệnh

Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở ngay cả khi làm những việc nhẹ nhàng như đi dạo, đi chợ và đặc biệt cảm thấy khó khăn khi tham gia các hoạt động mạnh.

Theo một nghiên cứu ở 6 nước Châu Âu, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sẽ lo lắng, có cảm giác bị cô lập và suy sụp tinh thần khiến họ có nguy cơ bị trầm cảm.

Những người hút thuốc lá, thuốc lào nhiều là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Hơn 90% số người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tiền sử hút thuốc nhiều.Một số tác nhân khác gây bệnh bao gồm: tiếp xúc khói, bụi trong môi trường làm việc; nhiễm trùng đường hô hấp.  Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi và có các yếu tố nội tại của bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nếu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Tác giả: Quỳnh Anh