Bản chất nhà vệ sinh không phải nơi sạch sẽ cho dù có được vệ sinh thường xuyên đến thế nào thì nhà vệ sinh vẫn còn sót lại một số lượng lớn những vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Những dạng vi khuẩn thường xuất hiện trong nhà vệ sinh có thể kể đến như: viêm gan A, tụ cầu vàng kháng methicillin, streptococcus, norovirus, E.coli, salmonella, shigella.
Ngoài ra thì nhà vệ sinh con chứa cả virus cảm cúm thông thường có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bạn.
Nhưng một điều kì lạ rằng ít ai để ít đến việc dù bạn có rửa tay sạch đến mấy nhưng khi bạn rời khỏi nhà vệ sinh thì chiếc điện thoại mà bạn đem vào vẫn còn y nguyên vi khuẩn và thậm chí là nó còn được thay đổi môi trường.
Để phòng ngừa virus COVID_19 thì WHO và Bộ Y tế đều khuyến cáo chúng ta nên rửa tay và đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc những nơi đông người. Tuy nhiên, dù việc đeo khẩu trang có thể giúp bạn cảm thấy được bảo vệ hay chai nước rửa tay khô có thể giúp bạn thấy yên tâm hơn nhưng đây không phải là sự bảo vệ tuyệt đối khi còn một lỗ hổng là việc: Sử dụng điện thoại di động khi đi vệ sinh mà không khử trùng.
Chia sẻ về điều này, giáo sư William Keevil thuộc Đại học Southampton, Vương quốc Anh cho biết: "Bạn có thể rửa tay sạch sẽ, nhưng khi chạm vào màn hình điện thoại thông minh, sau đó vô tình đưa tay lên mặt thì đó là một con đường tiềm ẩn lây nhiễm virus".
Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Perpetua Emeagi, giảng viên Khoa sinh học tại Đại học Liverpool Hope, Tiến sĩ đã cảnh báo rằng trên điện thoại di động có tồn tại tới 17.000 chủng vi khuẩn, số lượng này cao gấp 10 lần so với số lượng vi khuẩn có trên bồn cầu. Người ta ước tính rằng nhiều vi khuẩn có thể tồn tại tới 1 tuần trên bề mặt cứng. Điều này có nghĩa là, chiếc điện thoại di động của bạn có thể trở thành một ổ virus khổng lồ!
Theo Tiến sĩ Emeagi, người đang phụ trách giảng dạy bộ môn "Sức khoẻ cộng đồng" và "Phát triển vaccine" ở Anh chia sẻ với tờ Metro rằng, một trong các rủi ro có thể gây ô nhiễm nhất là việc xả nước bồn cầu mà không đóng nắp lại. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Khi đó các hạt nước nhỏ li ti phát tán trong không khí cũng có thể trở thành nguồn lây lan Covid-19. Hay nói cách khác khi bạn xả nước trong nhà vệ sinh, bạn giải phóng các hạt aerosol, có thể là virus hoặc vi khuẩn.
Hơn nữa, theo một nghiên cứu mới về bệnh nhân COVID-19 của Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc công bố dựa trên kết quả khám nghiệm tử thi bệnh nhân COVID-19 và tuyên bố các nguồn lây nhiễm đã được xác định trên Tân Hoa xã ngày 4/3 đã lưu ý rằng: Họ tìm thấy trong phân và nước tiểu của bệnh nhân có tồn tại virus Covid-19.
Theo đó, trong kế hoạch chẩn đoán và điều trị mới nhất của mình, NHC nói thêm rằng việc tiếp xúc với sự son khí hóa của phân người và nước tiểu của người bệnh là một dạng lây lan, theo tờ South China Morning Post. (Theo Thanhnien)
Tiến sĩ Emeagi còn lưu ý thêm rằng nhiều gia đình còn có thói quen cho con cái mượn điện thoại di động của bố mẹ chơi, thói quen này có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm hơn nếu bố mẹ chúng đã từng mang chiếc điện thoại đó vào nhà vệ sinh.
Cô nói thêm: "Đây là một thói quen phổ biến ở nhiều gia đình. Đặc biệt là vào giờ ăn cha mẹ thường đưa điện thoại cho con cái vừa ăn vừa xem. Đây là một trong những con đường khác lây nhiễm virus Corona rất dễ dàng đến toàn bộ thành viên trong gia đình".
Thậm chí là Tiến sĩ Emeagi còn nhấn mạnh thêm rằng, trừ khi bạn ném thẳng chiếc điện thoại của mình vào nồi nước sôi để mầm bệnh bị tiêu diệt, nếu không thì bạn cần nhớ những cách dưới đây:
- Dừng ngay việc mang điện thoại vào nhà vệ sinh
- Rửa tay bằng xà phòng đúng theo hướng dẫn của WHO trong việc phòng ngừa virus Covid-19
- Làm sạch điện thoại thường xuyên bằng dung dịch khử trùng
- Đừng quên đóng nắp bồn cầu lại rồi mới xả nước sau khi đi vệ sinh.
Bài viết tham khảo nguồn:
1. LOO WHAT? Taking your phone to the toilet could give you coronavirus – especially if you flush
https://www.thesun.co.uk/news/11119533/taking-phone-to-toilet-could-spread-coronavirus-especially-flush/
2. Trung Quốc công bố xác định các nguồn lây nhiễm của virus gây bệnh COVID-19, https://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-cong-bo-xac-dinh-cac-nguon-lay-nhiem-cua-virus-gay-benh-covid-19-1191187.html
Cập nhật những tin tức hữu ích về phòng tránh dịch COVID-19 TẠI ĐÂY.