Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến trẻ phát triển chậm hơn so với những tiêu chuẩn phát triển tự nhiên, lâu dài để lại những tác động lên thể chất và trí tuệ của bé được gọi là suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng luôn là mối lo của rất nhiều bậc phụ huynh khi chăm sóc cho con. Bất kì trẻ nào cũng có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nếu như bố mẹ không có những kiến thức đủ về chăm sóc dinh dưỡng cho con.
Hãy tham khảo những phân tích của chuyên gia về bệnh suy dinh dưỡng cũng như cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới đây để có thể chăm sóc bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện nhất.
Suy dinh dưỡng khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ và thể chất (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu nhất gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là do chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ trong giai đoạn đầu đời, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng hay các bệnh lý liên quan đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, từ nhẹ đến nặng.
Nguyên nhân gián tiếp gây ra suy dinh dưỡng có thể đến từ điều kiện kinh tế của bố mẹ không đủ để chăm sóc dinh dưỡng cho bé đầy đủ, do điều kiện môi trường, do cơ địa bẩm sinh (sinh non) hoặc do bố mẹ mắc những sai lầm trong quá trình chăm sóc con.
- Suy dinh dưỡng có thể gây ra nguy cơ tử vong cao cho trẻ dưới 5 tuổi
- Suy dinh dưỡng khiến hệ miễn dịch của bé trở nên yếu ớt, dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, cấp tính như viêm đường hô hấp và tiêu chảy.
Suy dinh dưỡng khiến trẻ dễ ốm bệnh (Ảnh: Internet)
- Sự phát triển thể lực và trí tuệ của bé cũng bị ảnh hưởng đáng kể do suy dinh dưỡng, bé sẽ thấp còi, trí tuệ hạn chế, giảm khả năng lao động, phát triển chậm so với tiêu chuẩn phát triển tự nhiên.
Suy dinh dưỡng không có nghĩa là bé gầy gò, ốm yếu mà được chia làm 3 thể rõ rệt sau đây:
- Thể phù: Đây là tình trạng bé chỉ được cung cấp chất bột, thiếu các dinh dưỡng cần thiết khác nên cơ thể trắng, mềm, khả năng vận động hạn chế,không linh hoạt và kém thông minh.
- Thể teo đét: Đây là tình trạng trẻ thiếu dinh dưỡng ở toàn bộ các nhóm chất, bắp thịt và cơ bị teo lại.
- Thể hỗn hợp: Đây là trạng thái sau khi thể phù được điều trị một giai đoạn sẽ chuyển dần sang thể đét, gan mắc tình trạng thoái hóa mỡ.
Dưới đây là những biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ mà bố mẹ cần lưu ý để áp dụng trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày của bé.
- Đảm bảo dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất thiết yếu trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Để phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, hãy đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất cho bé (Ảnh: Internet)
- Cho trẻ bú sữa mẹ đến khi 1,5 hoặc 2 tuổi. Sữa mẹ sẽ cung cấp kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật hiệu quả nên được coi là biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ an toàn nhất.
- Cân đối các bữa ăn của trẻ, cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi và đủ chất, dùng kết hợp sữa công thức, sữa mẹ và thức ăn dặm trong những năm đầu đời.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bé không mắc phải các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, hấp thu kém,...
- Tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh cũng là một cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ rất quan trọng.
Tiêm phòng đầy đủ là một cách phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)
- Tẩy giun định kì theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bé đã trên 2 tuổi.
Trên đây là những khuyến cáo về cách phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy lưu ý để ngăn chặn nguy cơ con mắc phải căn bệnh nguy hiểm này nhé!