Vào những ngày mùa Đông, việc nhiệt độ thay đổi thất thường dễ khiến cơ thể bị nhiễm bệnh. Vì vậy, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, muốn giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của bản thân thì bạn cần nắm rõ những nguyên tắc phòng bệnh khi giao mùa.
Thời tiết đột ngột chuyển lạnh, kèm theo mưa ẩm ướt thì cơ thể rất dễ bị mắc một số bệnh như cảm lạnh, viêm phổi, đột quỵ... Một trong những biện pháp phòng bệnh khi giao mùa hiệu quả nhất chính là tắm nước ấm đúng cách. Tắm nước ấm được xem là biện pháp giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe nhưng đó không phải biện pháp tuyệt đối. Việc tắm nước ấm quá lâu cũng sẽ khiến cơ thể trở nên yếu, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh hơn.
Vào mùa Đông, tuyệt đối không nên tắm bằng nước lạnh. Nhiệt độ cơ thể và nguồn nước lạnh chênh nhau rất lớn, việc tắm bằng nước lạnh làm nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột sẽ rất nguy hiểm, gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, bạn không nên tắm quá muộn hoặc vào sáng sớm vì lúc này cơ thể rất nhạy cảm, dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh...
Thói quen ăn sáng không phải ai cũng có, tuy nhiên muốn phòng bệnh khi giao mùa nhất định phải ăn bữa sáng đầy đủ. Việc ăn sáng đầy đủ sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiệt lượng, mang lại tác dụng làm ấm người hiệu quả. Đối với những ngày lạnh thì càng không nên bỏ bữa sáng.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có tác dụng giữ ấm cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng như trứng, chuối, các loại gia vị có tính nóng như: gừng, tỏi, hạt tiêu, ớt, hay các loại hạt, sữa và mật ong. Việc ăn uống đúng cách giúp bạn tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch tự nhiên.
Khi nhiệt độ thay đổi, muốn phòng tránh bệnh khi giao mùa cần phải giữ ấm cơ thể cẩn thận. Việc giữ ấm cơ thể phải bắt đầu từ giữ ấm cơ thể ở bên trong. Thời tiết lạnh, mưa phùn, ẩm ướt là thời tiết khi giao mùa, luôn chuẩn bị cho mình một bình nước ấm để đem theo thay vì uống nước lạnh như bình thường.
Ngoài ra, nếu không thể chuẩn bị nước ấm bạn có thể thay thế bằng một số loại nước có thể chống lạnh đạt hiệu quả như trà gừng, trà hoa cúc, nước chanh mật ong,... thì càng đem lại hiệu quả cao cho việc phòng tránh bệnh khi giao mùa.
Việc phòng bệnh khi giao mùa không phải chỉ cần giữ gìn, bổ sung bên trong cơ thể mà còn phải lưu ý việc giữ ấm bên ngoài. Để việc phòng bệnh khi giao mùa đạt hiệu quả thì phải luôn giữ ấm tay và chân. Tay và chân là hai bộ phận xa tim nhất vì thế khí huyết sẽ mất thời gian để di chuyển đến hai bộ phận này hơn. Mùa đông đến, trời tiết trở lạnh, hiện tượng mạch máu co lại gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình tuần hoàn máu của cơ thể.
Thời tiết, mưa, lạnh ẩm ướt của thời điểm giao mùa khiến bàn tay và bàn chân dễ bị lạnh hơn những bộ phận khác trên cơ thể. Vì thế, ngoài việc mặc đủ quần áo ấm thì bạn cũng nên trang bị thêm cho mình găng tay, tất chân để giữ ấm đôi tay và hai bàn chân của mình.
Thực tế nhiệt độ trong nhà và nhiệt độ ngoài trời có sự chênh lệch khá lớn. Phần lớn nhiệt độ ngoài trời lạnh hơn so với nhiệt độ trong nhà khá nhiều, nếu không cẩn thận chuẩn bị đầy đủ áo khoác ấm thì bạn rất dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh vào thời gian giao mùa.
Tốt nhất luôn giữ ấm cơ thể, mặc áo đủ ấm, nên mặc nhiều lớp áo mỏng hơn so với việc mặc một lớp áo dày. Việc mặc nhiều lớp áo mỏng giúp cơ thể giữ ấm tốt hơn.
Giữ ấm được toàn diện cơ thể thì ngoài tay chân, cơ thể còn phải giữ ấm cổ và đầu. Đối với những ngày thời tiết thay đổi đột ngột với hiện tượng mưa lạnh ẩm ướt, biện pháp phòng bệnh khi giao mùa hiệu quả nhất chính là khi được trang bị đầy đủ phụ kiện giữ ấm từ khăn quàng cổ đến khẩu trang, mũ len,...
Ngoài ra, việc sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với không khí lạnh giúp bạn bảo vệ đường mũi và họng, phòng tránh các bệnh thường gặp như viêm mũi dị ứng hoặc cảm lạnh, hạn chế các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Thời tiết mưa lạnh ẩm ướt để không bị mắc bệnh vào thời điểm này bạn cần nhớ kỹ những biện pháp phòng tránh bệnh khi giao mùa trên để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.