Phẫu thuật trong điều trị ung thư cổ tử cung

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Phẫu thuật trong điều trị ung thư cổ tử cung
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phổ biến và hiệu quả nhờ việc giúp loại bỏ được khối u ra khỏi cơ thể đồng thời cũng giảm khả năng tái phát.

Điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,.. tùy thuộc vào mỗi giai đoạn khác nhau của bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

Phẫu thuật điều trị bệnh này thường được kết hợp với xạ trị và hóa trị để có thể đạt được hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân. Cũng như các bệnh lý khác, người bệnh mắc ung thư tử cung sẽ được chỉ định hình thức phẫu thuật phù hợp với giai đoạn mắc bệnh.

Phẩu thuật trong điều trị ung thư cổ tử cung gồm 2 hình thức là phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản và không bảo tồn khả năng sinh sản:

1. Phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung bảo tồn khả năng sinh sản 

Ở giai đoạn đầu của bệnh, tế bào ung thư cổ tử cung còn chưa xâm lấn sang lớp tế bào đáy của biểu mô ở bề mặt tử cung hay di căn xa khỏi tử cung vì thế mà bệnh nhân hoàn toàn có thể được chỉ định áp dụng kỹ thuật phẫu thuật bảo tồn khả năng sinh sản.

Điều này đồng nghĩa với sau khi làm phẫu thuật xong, bệnh nhân có thể sinh con hoàn toàn bình thường. Những kỹ thuật này bao gồm:

- Phẫu thuật lạnh: bác sĩ sẽ loại bỏ các tế bào ung thư thông qua việc làm đông lạnh các tế bào này trong dung dịch nitơ

- Khoét chóp cổ tử cung: biện pháp này thường được áp dụng khi sinh thiết và điều trị cổ tử cung với mục đích chuẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ dùng dao lazer và LEEP để có thể cắt được một phần nhỏ của tử cung theo dạng chóp nón

- Phẫu thuật tia lazer: bác sĩ sẽ tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách chiếu các chùm tia lazer ở cường độ cao

- Cắt vòng đây điện LEEP: đây là biện pháp dùng dòng điện dẫn truyền qua một vòng kim loại dạng mảnh đóng vai trò giống như một con dao để có thể loại bỏ được phần có chứa tế bào bị ung thư.

2. Phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung không bảo tồn khả năng sinh sản 

Khi bệnh nhân bị phát hiện đã mắc bệnh vào giai đoạn muộn, lúc này những tế bào ung thư đã lây lan đến các hạch bạch huyết và các mô xung quanh. Hoặc thậm chí là tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác.

Vì thế mà phương pháp điều trị được cho là hiệu quả nhất chính là cắt bỏ tử cung. Áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ không thể mang thai được nữa. Có 3 hình thức cắt bỏ tử cung không bảo tồn khả năng sinh sản, cụ thể:

- Cắt bỏ cơ quan vùng chậu: một khi tế bào ung thư đã lan rộng ra đến xương chậu và vùng bụng dưới thì cần phải cắt bỏ cơ quan vùng chậu.

Phẫu thuật dạng này sẽ loại bỏ tất cả tử cung, âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, trực tràng, đoạn dưới đại tràng, bàng quang...

Sau khi được phẫu thuật, bệnh nhân phải tạo âm đạo nhân tạo. Tuy vậy thì đây là một phương pháp chữa trị ít khi được chỉ định.

- Cắt tử cung triệt để: Khu vực cắt sẽ tùy theo mức độ lan rộng của tế bào ung thư.

- Cắt tử cung đơn thuần: Phương pháp này được áp dụng nếu như tế bào ung thư chưa lan tới thân tử cung và vẫn là ung thư tại chỗ.

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ tử cung đơn thuần sẽ loại bỏ thân tử cung và cổ tử cung, âm đạo sẽ được giữ nguyên vẹn cùng với vòi trứng và buồng trứng cũng được bảo toàn.

Đồng thời phương pháp này cũng không loại bỏ đi những hạch bạch huyết ở dây chằng rộng, hố chậu và những tổ chức xung quanh của thân tử cung.

Phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư cổ tử cung có thể được áp dụng cùng với những phương pháp bổ trợ hóa trị và xạ trị. Những phương pháp này có tác dụng thu nhỏ kích thước của khối u trước khi thực hiện phẫu thuật, từ đó giúp cho quá trình điều trị bệnh được triệt để cũng như hiệu quả hơn.


Tác giả: Kim Phụng