Phẫu thuật gai đốt sống ngực: Khi nào nên mổ và một số lưu ý

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phẫu thuật gai đốt sống ngực: Khi nào nên mổ và một số lưu ý
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật gai đốt sống ngực có gì đặc biệt? Nó có gây nguy hiểm không và cách hạn chế các trường hợp không mong muốn như thế nào?

Không giống như các phương pháp điều trị gai đốt sống ngực khác, phẫu thuật là phương pháp đòi hỏi tính phức tạp hơn. Bởi vậy những câu hỏi xoay quanh phẫu thuật gai đốt sống ngực được rất nhiều người quan tâm. Để trang bị kiến thức, tâm lý cho người bệnh trước khi đặt chân lên bàn mổ, việc tham khảo các thông tin trong bài viết này là rất cần thiết.

1. Gai đốt sống ngực là gì?

Gai đốt sống ngực là một trong các loại gai thuộc cột sống. Đây là hiện tượng lắng đọng canxi ở khu vực dây chằng hay khớp, xương. Thông thường, gai đốt sống ngực không gây nên đau đớn, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biến chứng có thể xảy ra. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau nhức ở lồng ngực.

Khi những cơn đau dữ dội xuất hiện, điều này đồng nghĩa với việc bệnh đã chuyển sang biến chứng và không đáp ứng với một số phương pháp điều trị thông thường. Lúc này, phương pháp duy nhất chính là mổ cắt gai đốt sống ngực.

2. Chi phí phẫu thuật gai đốt sống ngực

Tùy vào tình trạng bệnh nhân và phương pháp áp dụng, máy móc thiết bị thực hiện mà chi phí phẫu thuật của mỗi cơ sở có thể khác nhau. bệnh nhân và người nhà có thể tham khảo qua bảng giá sau:

- Phương pháp truyền thống: 15 - 20 triệu đồng

- Phương pháp phẫu thuật nội soi: từ 25 – 49 triệu đồng

- Trong trường hợp bệnh nhân bị gai đốt sống ngực đã xuất hiện biến chứng phức tạp, cần phải thực hiện kết hợp nhiều kỹ thuật, chi phí sẽ giao động khoảng 50 triệu đồng.

Để giảm thiểu chi phí cho ca phẫu thuật, bệnh nhân nên điều trị tại đúng tuyến bảo hiểm Y tế. Cách này sẽ giúp tiết kiệm chi phí tối đa.

3. Khi nào nên mổ gai đốt sống ngực?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý gai đốt sống ngực. Chúng có thể là do yếu tố tuổi tác, công việc hoặc di truyền… Thậm chí, gai đốt sống ngực có thể hình thành và phát triển từ những sự bất thương hay chấn thương.

Khi nào cần thực hiện phẫu thuật gai cột sống ngực phụ thuộc vào nhiều khía cạnh. Tùy vào mức độ, giai đoạn phát triển của gai, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị khả thi.

Nếu bệnh tình của bạn nhẹ, mới ở giai đoạn đầu, việc phẫu thuật hoàn toàn không cần thiết. Lúc này, bác sĩ sẽ điều trị bằng các phương pháp nội khoa, thuốc Đông, Tây y, kết hợp cùng vật lý trị liệu. Cách này giúp kiểm soát sự phát triển của gai.

Tuy nhiên, khi bệnh nặng và gai lớn hơn, các phương pháp kể trên không mang đến hiệu quả điều trị thì cần phải áp dụng phẫu thuật.

4. Phẫu thuật gai đốt sống ngực có nguy hiểm không?

Tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật đốt sống ngực lên tới 85%. Kết quả sẽ thấy ngay trong các ngày đầu, người bệnh sẽ hoàn toàn không cảm nhận đau đớn.

Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là việc phẫu thuật an toàn tuyệt đối. Ở một số người bệnh, vẫn có thể để lại các di chứng hay tác dụng phụ như:

- Vết thương mổ lâu lành, gây đau đớn

- Vùng mỡ bị viêm hoặc nhiễm trùng do không vệ sinh đúng cách

- Gai xương có thể sẽ mọc lại ngay sau mổ

- Dị ứng với dung dịch chống khuẩn được sử dụng trước và sau khi phẫu thuật, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu

- Vùng da phẫu thuật nhạy cảm hơn, dễ nổi mẩn ngứa

Để hạn chế xảy ra những biến chứng ngoài mong muốn này, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn của bác sĩ về hậu phẫu thuật. Hạn chế tối đa việc vận động nặng, làm việc, mang vác vật có trọng lượng lớn. Đồng thời tuân thủ chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập khoa học.

Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào kể trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến trung tâm, bệnh viện để được kiểm tra và hướng dẫn cách khắc phục.

5. Các lưu ý khi phẫu thuật gai đốt sống ngực

Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật loại bỏ gai đốt sống ngực là trường hợp bất khả kháng. Do đó, để đảm bảo các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh cần chú ý các nguyên tắc sau:

- Thực hiện phẫu thuật tại các trung tâm, bệnh viện lớn, có lịch sử lâu năm, đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm

- Chẩn đoán bệnh tình cẩn thận, thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để biết có nên phẫu thuật hay không

- Chuẩn bị kinh tế, tiền bạc. Sử dụng bảo hiểm y tế để giảm thiểu chi phí phải trả cho cá phẫu thuật

- Bố trị người nhà chăm sóc trong khoảng thời gian nằm viện trước và sau phẫu thuật.

- Hậu phẫu thuật cần tuân thủ chấp hành hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống nghỉ ngơi để vết thương nhanh chóng bình phục.

- Thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc điều độ. Tuyệt đối không mang vác vật nặng hay thực hiện các động tác gây ảnh hưởng xấu đến đốt sống ngực.

6. Cách hạn chế trường hợp phẫu thuật gai đốt sống ngực

Để tránh việc phải can thiệp phẫu thuật, hãy chú ý những điều sau trước khi quá muộn:

- Áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Hạn chế sử dụng hàm lượng thuốc tây quá nhiều để tránh việc ảnh hưởng xấu đến các cơ quan của cơ thể.

- Sử dụng thuốc Đông y theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa để tăng cường độ chắc khỏe cho xương và làm bào mòn gai. Không tự ý sử dụng các đơn thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

- Kết hợp điều trị cùng phương pháp châm cứu, bấm huyệt

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập khoa học, điều độ giúp tăng cường độ dẻo dai của xương khớp

- Thăm khám và kiểm tra tình hình bệnh định kỳ

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp trang bị cho bạn và gia đình các kiến thức về phẫu thuật gai đốt sống ngực. Trước khi quyết định áp dụng điều trị bằng phương pháp này, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để hạn chế tối đa các trường không mong muốn.


Tác giả: Lê Thọ Hưng