Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp phẫu thuật gai đốt sống cổ được cho là cách điều trị cuối cùng của vấn đề này. Bởi ngoài việc tốn kém, chi phí cao lên đến trăm triệu đồng thì nó còn kèm theo hàng loạt biến chứng không muốn.
Không chỉ vậy, nếu không được chăm sóc bài bản, đúng cách, gai đốt sống cổ vẫn có thể quay lại, kèm theo đó là nhiều nguy cơ nguy hiểm khác.Bởi vậy, khi quyết định chọn điều trị gai đốt sống cổ bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh cần đảm rằng bản thân đã tìm hiểu kỹ và chuẩn bị tinh thần.
Phẫu thuật gai đốt sống cổ là phương pháp điều trị cuối cùng của căn bệnh này. Tuy nhiên, thực tế, các y bác sĩ cũng không hề khuyến khích bệnh nhân làm phẫu thuật. Nó chỉ được lựa chọn trong trường hợp các phương pháp khác không có tác dụng và gai đốt sống vẫn có thể xuất hiện lại sau phẫu thuật.
Phẫu thuật cho bệnh nhân gai đốt sống cổ giúp giảm các cơn đau, tê cứng, ngứa ran ở cổ do các biến chứng gây ra. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp phục hồi chức năng thần kinh và ngăn chặn các biến chứng bất thường khác ở cổ của người bệnh.
Vậy quy trình phẫu thuật gai đốt sống ở cổ được tiến hành như thế nào? Để loại bỏ gai đốt sống cổ, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành cắt bỏ gai đốt sống ở vị trí được xác định trước đó. Bên cạnh đó, ở một số trường hợp đặc biệt có thể cần phải loại bỏ một đĩa hoặc xương và hợp nhất các đốt sống nhờ vào mảnh ghép xương ở trước hoặc sau đốt sống.
Có 2 loại ghép xương như sau:
- Ghép tự động (xương lấy từ cơ thể của người bệnh)
- Ghép xương (xương được hiến từ ngân hàng xương của bệnh viện, cơ sở y tế)
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng tấm kim loại và ốc vít để giúp cố định đốt sống cổ.
Đây chính là câu hỏi hàng đầu được bệnh nhân và người quan tâm. Liệu phẫu thuật gai đốt sống cổ có gây ra biến chứng không và nếu có thì các biến chứng tiềm năng này là gì?
Chúng ta đều biết rằng vùng cổ là khu vực cực nhảy cảm. Nơi đây có nhiều mạch máu, dây thần kinh… Bởi vậy, chỉ cần 1 sai sót nhỏ cũng có thể gây nên những mối nguy khôn lường. Do đó, việc xảy ra rủi ro, biến chứng sau phẫu thuật gai đốt sống cổ là điều không thể tránh khỏi.
Các biến chứng hậu phẫu thuật có thể bao gồm:
- Chấn thương tủy sống, dây thần kinh, thực quản, động mạch cảnh hoặc dây thanh âm
- Không chữa lành của phản ứng tổng hợp xương
- Nhiễm trùng
- Đau xương ghép
- Gai đốt sống cổ quay lại sau phẫu thuật 1-2 tháng
Ngoài ra, phẫu thuật gai đốt sống cổ cũng có thể gây nên những biến chứng ở các khu vực khác trên cơ thể như: Viêm tĩnh mạch ở chân, cục máu đông trong phổi hoặc các vấn đề về tiết niệu. Các biến chứng hiếm gặp bao gồm tê liệt và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, khiến người bệnh tử vong.
Do đó, cả bệnh nhân, người nhà và bác sĩ phẫu thuật cần phải thảo luận về những rủi ro tiềm ẩn có thể gặp phải. Đồng thời ký vào mẫu đơn đồng ý theo quy định của bệnh viện, trung tâm y tế đang điều trị.
Có nhiều cách để điều trị gai đốt sống cổ. Điển hình như sử dụng thuốc Tây y, vật lý trị liệu hay đắp thuộc… Tuy nhiên các phương pháp này chỉ sử dụng ở bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu. Nếu bệnh tình chuyển biến nặng cần phải áp dụng phẫu thuật gai đốt sống cổ.