Phẫu thuật cắt dạ dày trong điều trị ung thư được tiến hành như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Phẫu thuật cắt dạ dày trong điều trị ung thư được tiến hành như thế nào?
Khi bị ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt dạ dày để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân. Trong số đó, phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được nhiều bệnh nhân quan tâm, vậy cụ thể phương pháp này là gì, tiến hành như thế nào?

1. Phẫu thuật cắt dạ dày trong điều trị ung thư

Phẫu thuật cắt dạ dày là việc lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Phẫu thuật này nhằm điều trị ung thư dạ dày, các u lành tính, loét dạ dày, thủng dạ dày hoặc béo phì.

Trong y học, có hai loại phẫu thuật cắt dạ dày lá cắt toàn bộ dạ dày và cắt bán phần dạ dày. Nếu cắt toàn bộ dạ dày, bệnh nhân sẽ phải thực hiện thêm một phẫu thuật nối thực quản vào ruột non để việc tiêu hóa diễn ra như bình thường. 

Cắt dạ dày là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều trị ung thư dạ dày, nếu ít thì cũng làm chậm tiến triển bệnh. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày bởi trường hợp khối u to hoặc lan sang các bộ phận khác (ung thư dạ dày di căn) thì không thể thực hiện phương pháp này, chỉ có thể hóa trị hoặc xạ trị. 

Nếu bệnh nhân có khối u nhỏ ở phần thấp của dạ dày thì chỉ cần cắt một phần dạ dày là đủ. Nhưng nếu u to, nằm ở phần giữa hay phần cao của dạ dày thì khả năng là phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Tuy nhiên, nếu bệnh còn ở giai đoạn sớm, bác sĩ chỉ định lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày cũng là một cách ngăn chặn tế bào ung thư lan ra các phần khác của cơ thể là cần thiết.

Trong trường hợp không mắc ung thư dạ dày mà chỉ là khối u lành tính, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà quyết định mổ toàn phần hay bán phần. 

2. Quy trình thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày

Các kỹ thuật cắt dạ dày gồm có: 

2.1. Cắt dạ dày mổ mở 

– Phẫu thuật viên dùng đường mổ dài giữa bụng để lấy đi một phần hay toàn bộ dạ dày. Cắt dạ dày nội soi  

– Phẫu thuật viên dùng nhiều vết cắt nhỏ, ống soi đặc biệt và dụng cụ nhỏ để cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày.

Bệnh nhân được mổ nội soi thường hồi phục nhanh hơn, ít đau hơn so với mổ mở.

Tuy nhiên, cắt dạ dày mổ mở thường hiệu quả hơn nội soi trong điều trị ung thư dạ dày tiến triển.

2.2. Cắt bán phần dạ dày

Phẫu thuật viên lấy đi phần dưới của dạ dày. Các hạch lân cận cũng được lấy bỏ vì có nguy cơ là các hạch này cũng bị tế bào ung thư di căn. Khi cắt đi phần dưới dạ dày thì tá tràng là phần đầu ruột non sẽ được bộc lộ và khâu lại. Phần dạ dày còn lại sẽ được kéo xuồng nối với ruột non.

2.3. Cắt dạ dày toàn bộ

Phẫu thuật viên sẽ lấy đi toàn bộ dạ dày rồi nối thực quản trực tiếp với ruột non.. Cắt dạ dày tạo hình kiểu ống tay áo. Phẫu thuật viên sẽ cắt đi phần bên trái của dạ dày, phần còn lại được khâu lại bằng máy khâu nối để làm cho dạ dày nhỏ lại và dài hơn giống như hình quả chuối. Kỹ thuật này có thể giảm thể tích dạ dày tới 85%.

3. Cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày?

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để bảo đảm sự an toàn trong quá trình mổ. 

- Bệnh nhân cần khám tiền mê vài ngày trước mổ, làm xét nghiệm đánh giá sức khỏe tổng quát để đảm bảo rằng bạn đủ sức khỏe để có thể phẫu thuật an toàn. 

- Bệnh nhân cần tắm vào đêm trước ngày mổ và sáng ngày mổ bằng dung dịch sát trùng Betadine.

NHỊN ĂN UỐNG trước đêm mổ, ngoại trừ các loại thuốc mà phẫu thuật viên và gây mê cho phép sử dụng với ít nước vào sáng ngày mổ. Nếu bạn bị hẹp môn vị (tắc đường ra của dạ dày) thì cần phải rửa dạ dày.

4. Biến chứng của phẫu thuật cắt dạ dày

Bất kỳ phương pháp nào cũng có những tác dụng phụ, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nhồi máu cơ tim,...Các biến chứng ngoại khoa có thể: chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, áp xe trong ổ bụng, nhiễm trùng màng bụng (viêm phúc mạc)... Một số biến chứng có thể điều trị an toàn bằng kháng sinh, tuy nhiên nếu nghiêm trọng hơn, bác sĩ vẫn phải can thiệp bằng phẫu thuật để xử lý chúng. 

Chính vì những biến chứng tiềm ẩn như trên mà người nhà và bệnh nhân cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày để đảm bảo an toàn tính mạng trong suốt quá trình mổ và sau phục hồi. 


Tác giả: TMH