Thực tế, phương pháp phẫu thuật cắt chóp răng là một phương pháp đem lại hiệu quả giúp hạn chế được việc nhổ răng, đồng thời cũng giúp đảm bảo sức khỏe cho những chiếc răng còn lại ở trên cung hàm.
Để hiểu hơn về phương pháp phẫu thuật cắt chóp răng, mọi thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Có thể nhìn thấy chóp răng nằm ở vị trí cuối cùng của chân răng và nằm sâu bên trong xương hàm. Do đó, khi chóp răng bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng phù nề, đồng thời còn gây ra hiện tượng bị viêm, hư hỏng sâu bên trong. Nếu không kịp thời điều trị còn có thể gây ra tình trạng chết tuỷ.
Ngoài ra, chóp răng còn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng chân răng, đồng thời cuối cùng trong những trường hợp nghiêm trọng thì chóp răng tổn thương còn có thể gây vỡ răng thậm chí gây mất răng.
Đây chính là nguyên nhân khiến việc phẫu thuật cắt chóp răng được coi như là một giải pháp đem lại hiệu quả tốt nhất để không phải nhổ răng, cắt chóp răng còn giúp loại bỏ được hết phần chóp răng bị viêm nhiễm cũng như ống tủy còn sót lại trong quá trình điều trị tuỷ.
Đọc thêm:
- Răng không đều phải làm sao? Gợi ý cách chỉnh nha để có hàm răng đẹp
- Răng chết tủy phải làm sao? Điều trị răng chết tủy bằng cách nào?
Không phải lúc nào cũng cần thực hiện đến phẫu thuật cắt chóp răng. Chỉ trong một số trường hợp dưới đây cần thực hiện phương pháp này cũng như sau khi thăm khám sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định phẫu thuật.
- Thực hiện khi chóp răng người bị bệnh bị viêm nhiễm hoặc bị tổn thương do các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy gây ra.
- Đối với những trường hợp cần điều trị nội nha nhưng không thành công, khi ống tủy bị canxi hoá, bị cong quá mức hoặc bị tổn thương sâu và nghiêm trọng.
- Trường hợp chốt răng bị gãy ở bên trong, dị dạng ống tủy hoặc khi vật liệu trám bị mắc kẹt không thể lấy ra được thì cần thực hiện cắt chóp răng để điều trị.
Để thực hiện cắt chóp răng, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra tổng quát, trong quá trình này người bệnh sẽ được khám tổng quát sức khoẻ và nha khoa tổng quát để xác định cũng như biết chính xác tình trạng sức khỏe và vị trí cần thực hiện tiểu phẫu cắt chóp răng.
Đọc thêm: Chuyên gia gợi ý cách làm sạch mảng bám trên răng
- Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang toàn hàm. Việc chụp X-quang toàn hàm này có tác dụng giúp xác định cấu trúc xương hàm cũng như giúp xác định tình trạng bệnh lý của các răng trên hai hàm đang gặp phải để có thể đưa ra một phác đồ điều trị tình trạng răng cụ thể.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng.
- Phương pháp gây tê được thực hiện, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê vùng răng cần được phẫu thuật.
- Sau đó bác sĩ sẽ thiết kế vạt phù hợp còn tùy thuộc vào vị trí của răng, túi nha hay diện tích tổn thương quanh chóp răng.
- Mặt nghiêng 45 độ so với trục răng cần lật vạt và sử dụng mũi khoan trụ để cắt chóp răng khoảng 2 đến 3 mm.
- Thực hiện nạo và lấy hoàn toàn các mô bệnh, đặc biệt là vùng da phía sau của chóp răng.
- Tiếp đến, bác sĩ thực hiện trám ngược nếu ống tủy chưa được trám bít hoàn toàn hoặc trám thiếu.
- Cuối cùng là thực hiện rửa vết thương và khâu đóng vạt là quá trình phẫu thuật cắt chóp răng đã được thực hiện xong.
Đối với biện pháp phẫu thuật cắt chóp răng là biện pháp chỉ được thực hiện khi đã có chỉ định từ bác sĩ và chỉ thực hiện cắt chóp răng trong những trường hợp bắt buộc.
Tuy nhiên, cắt chóp răng không phải là phẫu thuật quá nguy hiểm hay gây đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh. Thực chất, đây chỉ được coi là một ca tiểu phẫu không quá phức tạp.
Vì vậy, Cắt chóp răng có nguy hiểm không? thì câu trả lời là không quá nguy hiểm như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Đối với phẫu thuật cắt chóp răng, bác sĩ sẽ chỉ gây tê vùng bị viêm nhiễm. Tiếp đến, bác sĩ sẽ nhanh chóng thực hiện loại bỏ phần mô răng bị viêm.
Thời gian để thực hiện phẫu thuật cắt chóp răng này sẽ kéo dài không quá 60 phút. Ngoài ra, tiểu phẫu này cũng không gây ra quá nhiều đau đớn hay khó chịu cho người bệnh.
Sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau nhức nhẹ, ê buốt sẽ xuất hiện. Tuy nhiên tình trạng này cũng không kéo dài lâu. Nếu đau bạn có thể uống thuốc giảm đau được bác sĩ kê đơn hoặc thực hiện một số biện pháp giảm đau chỗ cắt chóp răng tại nhà đơn giản.
Để biết cắt chóp răng bao lâu thì lành thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như: tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc sau hậu phẫu của người bệnh.
Các trường hợp cắt chóp răng được thực hiện rất ít gặp biến chứng và đều được điều trị tận gốc. Do đó, phương pháp tiểu phẫu này đối với răng lành khá nhanh.
Thời gian trung bình để vết thương lành sau khi cắt chóp răng là từ 5 đến 7 ngày.
Tuy nhiên, muốn quá trình hồi phục đảm bảo hiệu quả cũng như rút ngắn thời gian thì người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật cắt chóp răng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giữ vệ sinh răng miệng đúng cách. Đồng thời cần uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám nha khoa theo lịch.