Áp xe vú là một trong những căn bệnh thường gặp nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Thông thường khi bị áp xe vú bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật áp xe vú tùy theo tình trạng nặng, nhẹ của bệnh.
Vậy phẫu thuật áp xe vú mất bao lâu thì khỏi? Có những cách nào khác để điều trị áp xe vú? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan.
Áp-xe vú là ổ viêm ở sâu trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con. Bệnh gây sưng đau, chảy mủ ra núm vú.
Mùa hè nắng nóng, ra nhiều mồ hôi dễ bị viêm da do tụ cầu, liên cầu và áp-xe vú do 2 loại vi khuẩn này. Khi đã tạo thành áp-xe tuyến vú thì cần phải chích rạch, tháo mủ. Những ổ áp-xe ở nông dưới da, xung quanh vùng quầng vú thì chích nặn mủ. Nếu ổ áp-xe thể tuyến cần gây mê hoặc gây tê tại chỗ để chích áp-xe theo đường nan hoa ở chỗ thấp nhất trên vùng áp-xe.
Nếu áp-xe vú mà không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mãn tính. Lúc này, các biểu hiện đã đỡ: không sốt hay chỉ sốt nhẹ. Có thể sờ thấy một vùng thâm nhiễm rắn như sụn, bề mặt lổn nhổn, không rõ ranh giới, không dính da, ít đau.
Áp xe vú là một trong những căn bệnh thường gặp nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. (Ảnh: Internet)
Viêm tấy tuyến vú xảy ra gây mủ tuyến vú khi dịch tiết lẫn mủ nằm giữa các lớp da, mô lỏng lẻo dưới da, mô liên kết và mô tuyến vú. Ổ viêm lan rộng và thấm vào các mô. Biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau.
Tuy nhiên, dù là viêm tuyến vú hay áp-xe vú thì bạn cũng cần được chữa trị để tránh tác động tới sức khỏe của bạn và thai nhi.
Trong trường hợp cai sữa cho bé nếu bà mẹ vẫn còn sữa nhưng không chó bé bú thì trong thời kỳ đầu sẽ có hiện tượng căng tức ngực có thể đau thậm chí hơi sốt nữa. Trường hợp đau quá bạn có thể dùng thuốc giảm đau (ví dụ Paracetamon) hoặc có thể uống thuốc cắt sữa.
Còn áp xe vú: Nếu bạn thấy khối sưng, nóng, đỏ, đau ở vú thì khả năng đó là khối áp xe. Tuy nhiên chẩn đoán chính xác cần đi khám trực tiếp, siêu âm vú, vì thế nếu có thời gian bạn hãy đi khám trực tiếp để biết mình có phải phẫu thuật áp xe vú hay không.
Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra xem mình có bị áp xe vú hay không, nếu có có cần phẫu thuật áp xe vú hay không (Ảnh: Internet)
Áp xe vú là một căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai và cho con bé, vì trong sữa mẹ có thể gây ra tình trạng nứt núm vú. Từ đó sẽ tạo điều kiện và cho phép vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong vú.
Ngoài ra căn bệnh này còn có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có khuôn ngực lớn hoặc những người phụ nữ ít khi vệ sinh cá nhân. Trong một số trường hợp thì bệnh áp xe vú là dấu hiệu của căn bệnh ung thư vú. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra căn bệnh này phổ biến nhất vẫn là do vú bị nhiễm trùng vi khuẩn.
Sau khi phẫu thuật áp xe vú thì tùy từng tình trạng bệnh khác nhau, cũng như tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau.
Vết mổ áp xe vú thường có chiều dài khoảng 5 đến 8cm chính vì thế sau khi mổ khoảng từ 2 đến 3 tuần thì vết mổ tạo thành sẹo, và trong thời kỳ phục hồi của vết sẹo thì có thể có những hiện tượng như sưng, ngứa hoặc phồng nhẹ, màu sắc của vết mổ cũng sẽ đậm hơn so với màu da bình thường xung quanh vết mổ.
Tuy nhiên trong vòng 6 tuần sau khi phẫu thuật áp xe vú thì vết sẹo của mổ sẽ co lại rõ ràng, và vết sẹo lúc này cũng tương tự với màu da hơn.
Sau khi phẫu thuật áp xe vú thì tùy từng tình trạng bệnh khác nhau, cũng như tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau. (Ảnh: Internet)
Trong khoảng 2 tuần sau khi mổ áp xe vú nếu có dấu hiệu đau hoặc sưng mủ thì nên tái khám để được chăm sóc và hạn chế việc nhiễm khuẩn cho vết mổ. Tuyệt đối không được gãi, tránh việc kích thích cho da vùng vết mổ.
Những người thực hiện mổ áp xe vú thì thời gian để lành bệnh còn tùy thuộc vào sự chăm sóc và chế độ dinh dưỡng sau khi mổ. Nên có biện pháp phòng ngừa bệnh và tới khám ở những cơ sở y tế gần nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Chính vì thế phòng ngừa và tránh bệnh phát sinh thì cần vệ sinh cá nhân tốt, thường xuyên tắm rửa và tắm cơ thể sạch sẽ bằng xà phòng.
Đối với phụ nữ cho con bú sau khi thực hiện mổ áp xe vú, thì cần phải vệ sinh sạch sẽ phần ngực nhất là phần núm vú, trước và sau khi cho bé bú thì cần phải vệ sinh sạch sẽ. Nếu như trẻ bú không hết sữa thì nên nặn hết sữa ra và không cho nó đọng lại ở bên trong.