Phát hiện mới: Nhóm máu A có khả năng dễ nhiễm COVID-19 và triệu chứng chứng nặng hơn

Phát hiện mới: Nhóm máu A có khả năng dễ nhiễm COVID-19 và triệu chứng chứng nặng hơn
Một nghiên cứu mới cho thấy coronavirus SARS-CoV-2 có thể bám vào các tế bào đường thở của những người có nhóm máu A dễ dàng hơn so với những người có nhóm máu B hoặc O.

1. Nghiên cứu về khả năng dễ nhiễm COVID-19 và có triệu chứng nặng hơn ở nhóm máu A

Một nghiên cứu mới công bố ngày 3 tháng 3 trên tạp chí Blood Advances cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể bám vào các tế bào đường thở của những người có nhóm máu A dễ dàng hơn so với những người có nhóm máu B hoặc O.

Các phát hiện gợi ý một lời giải thích khả thi cho lý do tại sao, trong suốt đại dịch, các nghiên cứu đã phát hiện ra những người có nhóm máu A dễ bị nhiễm COVID-19 hơn và phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn các nhóm máu khác.

Theo như thí nghiệm thì một phần của virus COVID-19 được gọi là vùng liên kết thụ thể RBD, nơi liên kết trực tiếp với các tế bào để bắt đầu quá trình lây nhiễm cũng bám vào các phân tử duy nhất có liên quan tới nhóm máu A. Các phân tử này được gọi là các kháng nguyên xuất hiện trên các tế bào lót của đường hô hấp, bao gồm cả phổi.

Về lý thuyết thì vùng liên kết với các cấu trúc này có thể "giúp" virus SARS-CoV-2 xâm nhập và lây nhiễm tới các tế bào của đường thở một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể biết chắc chắn được điều này.

Phát hiện mới: Nhóm máu A có khả năng dễ nhiễm COVID-19 và triệu chứng chứng nặng hơn - Ảnh 3.

Nghiên cứu về khả năng dễ nhiễm COVID-19 và có triệu chứng nặng hơn ở nhóm máu A (Ảnh: Internet)

TS.BS kiêm nhà di truyền học Sean Stowell có các cuộc hẹn tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Massachusetts và Đại học Emory ở Georgia cho biết: "Điều ông băn khoăn là liệu điều này (nhóm máu A) có thực sự ảnh hưởng tới khả năng xâm nhập vào tế bào của virus COVID-19 hay không? Hay nó chỉ ảnh hưởng tới khả năng bám vào tế bào của virus?"

Thêm vào đó, ông bổ sung: "Kết luận nghiên cứu này chỉ là kết thúc mở. Chúng tôi đang làm việc về vấn đề đó".

Nói cách khác, theo như các dữ liệu cung cấp mối liên hệ vật lý đầu tiên giữa virus corona và nhóm máu A. Tuy nhiên cần phải nghiên cứu và có các xác nhận xem sự khác biệt này ảnh hưởng tới sự lây nhiễm thực tế như thế nào.

2. Tại sao nhóm máu lại quan trọng?

Kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID-19 thì một số nghiên cứu dựa trên các bệnh nhân nhiễm virus COVID-19 có một xu hướng liên quan tới nhóm máu dường như bị nhiễm bệnh thường xuyên hơn, Live Science đưa tin.

"Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa nhóm máu và bệnh viêm đường hô hấp cấp". Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có nhóm máu O có nguy cơ nhiễm virus COVID-19 thấp hơn so với các loại nhóm máu không phải O khác, tiến sĩ Torben Carington, một nhà miễn dịch học lâm sàng tại Đại học Odense và Đại học Southern Denmark - người không tham gia vào nghiên cứu phát biểu.

Phát hiện mới: Nhóm máu A có khả năng dễ nhiễm COVID-19 và triệu chứng chứng nặng hơn - Ảnh 4.

"Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa nhóm máu và bệnh viêm đường hô hấp cấp". (Ảnh: Internet)

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy nhóm máu A có nhiều khả năng gặp các triệu chứng nghiêm trọng hay suy hô hấp sau khi nhiễm virus COVID-19.

Barington phỏng vấn với Live Science, "Một số giả thiết được đưa ra nhưng chúng ta vẫn chưa thể kết luận. Tốt nhất vẫn là tìm hiểu cơ chế là gì? Nghiên cứu này chỉ đưa ra một gợi ý để các nhà khoa học tìm hiểu xem lý do tại sao virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm tới những người có nhóm máu A dễ dàng hơn so với nhóm máu O. Mặc dù, điều này không giải thích việc nhóm máu B có liên quan tới nhiều bệnh nhiễm trùng hơn nhóm máu B."

Stowell nói rằng ông và các đồn gg nghiệp của mình tò mò về mối liên hệ giữa nhóm máu và COVID-19, nhưng họ thực sự đã tạo ra cảm hứng cho một nghiên cứu mới khi phát triển một xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

Trong khi thử nghiệm, ông và các đồng nghiệp đã bắt đầu xem xét tới các thành phần cấu tạo của virus và nhận ra rằng vùng liên tết thụ thể (có thể là ACE2) dường như rất giống với một nhóm protein cổ gọi là galectins.

Galectin là một protein có thể được tìm thấy trong tất cả các động vật đa bào và có liên kết với carbohydrate. Ở người, galectin có thể được tìm thấy trên khắp cơ thể và tham gia vào nhiều quá trình bao gồm quá trình phát triển cơ bắp hay trao đổi chất, sự hoạt động của các tế bào miễn dịch. Stowell nói thêm, trước đây, "chúng tôi đã quan sát thấy rằng galectin thực sự thích liên kết với các kháng nguyên nhóm máu".

Do sự giống nhau về mặt phân tử giữa virus COVID-19 RBD và galectins mà nhóm nghiên cứu của ông cho rằng, có thể có sự liên kết trực tiếp giữa virus và kháng nguyên của nhóm máu. Nếu đúng như vậy thì các kháng nguyên trong nhóm máu khác nhau bằng cách nào đó sẽ có thể ảnh hưởng tới khả năng lây nhiễm.

3. Điều gì xảy ra trong phòng thí nghiệm?

Với các giả thuyết đặt ra bên trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích cách mà RBD của virus tương tác với tế bào hồng cầu được phân lập từ các nhóm máu A,B và O; kể cả là các nhóm máu phức hợp.

Do sự khác biệt về cấu trúc phân tử nên sự liên kết giữa các kháng nguyên và tế bào hô hấp sẽ có khác biệt so với kháng nguyên và liên kết tế bào máu.

Điều thú vị là sự khác biệt nhỏ mà Stowel nhắc tới dường như lại khá quan trọng đối với RBD của virus COVID-19. Từ thí nghiệm của mình ông cho biết, RBD không dễ dàng liên kết với bất kì kháng nguyên nào và dường như "thể hiện sự ưa thích cao" đối với các kháng nguyên trong nhóm máu A được tìm thấy trên các tế bào hô hấp.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng, "Nghiên cứu này chưa thể nói lên được việc virus có thực sự có nhiều khả năng lây nhiễm và gây triệu chứng nặng với những người có nhóm máu A hay không".

Fumiichiro Yamamoto, làm việc tại Viện nghiên cứu Bệnh bạch cầu Josep Carreras tại Barcelona cũng cho biết, chưa thể kết luận được chính xác vấn đề trên. Hay nói cách khác, kết quả thí nghiệm có thể không phản ánh toàn diện nhất những gì đang xảy ra bên trong cơ thể người.

Phát hiện mới: Nhóm máu A có khả năng dễ nhiễm COVID-19 và triệu chứng chứng nặng hơn - Ảnh 5.

"Nghiên cứu này chưa thể nói lên được việc virus có thực sự có nhiều khả năng lây nhiễm và gây triệu chứng nặng với những người có nhóm máu A hay không". (Ảnh: Internet)

Yamamoto phỏng vấn với Live Science: "Sự liên kết có thể phản ánh rõ hoặc cũng có thể là chưa đủ khi xét về tính toàn diện trên cơ thể người bởi có sự không đồng nhất giữa mật động kháng nguyên trên bề mặt tế bào thực tế và trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, cũng có những cạnh tranh liên kết xảy ra với các kháng nguyên cùng nhóm máu. Bởi vậy mà cuối cùng vẫn chưa thể rõ được có bao nhiều hạt phân tử RBD của virus COVID-19 bám vào".

Hơn nữa, kháng nguyên nhóm máu A có thể được tìm thấy ở nhiều bề mặt khác nhau, không chỉ riêng tại bề mặt tế bào đường hô hấp. Vì thế mà virus cũng có thể liên kết với các kháng nguyên tự do trôi nổi này, giảm số lượng virus liên kết tới tế bào hô hấp, Yamamoto nói thêm.

Nhìn chung, đây là một nghiên cứu mới và "là bước đầu tiên quan trọng" để phát triển các thí nghiệm sau này. Stowel nói rằng, bây giờ các nhà khoa học cần xác định cụ thể thể thêm về khả năng lây nhiễm tế bào có bị ảnh hưởng bởi các kháng nguyên trong nhóm máu hay không.

Nguồn dịch: https://www.livescience.com/blood-type-coronavirus-respiratory-antigens.html


Tác giả: Kim Phụng