Phân nhạt màu là gì? Phân nhạt màu có phải dấu hiệu bệnh tiêu hóa nguy hiểm?

Phân nhạt màu là gì? Phân nhạt màu có phải dấu hiệu bệnh tiêu hóa nguy hiểm?
Phân nhạt màu hay còn gọi là đi tiêu phân màu đất sét hoặc màu vàng nhợt có thể cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng.

Phân khi đại tiện (đi tiêu) của một người có thể là phân nhạt màu hoặc màu trắng như đất sét do chế độ ăn uống, tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý sức khỏe tiềm ẩn nguy hiểm chẳng hạn như bệnh túi mật hoặc bệnh gan.

1. Đi tiêu phân nhạt màu là bệnh gì?

Theo Medical News Today, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi tiêu phân nhạt màu. Lưu ý, các nguyên nhân dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng đi tiêu phân nhạt màu kéo dài, hãy thăm khám bác sĩ sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp.

- Thực phẩm

Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các thực phẩm giàu chất béo khi tiêu thụ có thể khiến phân có màu vàng nhạt, nhìn tương tự như phân nhạt màu. Việc thỉnh thoảng "bắt gặp" phân có màu này không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, ít chất béo hơn sẽ giúp phân trở lại màu sắc bình thường.

Phân nhạt màu là gì? Phân nhạt màu có phải dấu hiệu bệnh tiêu hóa nguy hiểm? - Ảnh 2.

Các thực phẩm giàu chất béo khi tiêu thụ có thể khiến phân có màu vàng nhạt (Ảnh: ST)

Đọc thêm:

Giải đáp thắc mắc: Chất béo bão hòa có trong thực phẩm nào?

Gan nhiễm mỡ độ 1 là gì? Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không?

- Nhiễm Giardia

Nhiễm Giardia hay còn gọi là nhiễm trùng ruột non do Giardia là bệnh nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột trên, do loại trùng roi Giardia lamblia gây nên. Bệnh có liên quan tới điều kiện vệ sinh kém khiến nguồn nước, thực phẩm, đồ uống bị nhiễm bẩn và gây bệnh hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn không an toàn.

Thời gian ủ bệnh thường từ 1 - 3 tuần. Khi nhiễm bệnh, có thể gặp các triệu chứng như tiêu chảy cấp/mạn tính, hội chứng giảm hấp thu, phân nhát và nhiều, đi tiêu nhiều lần hoặc bình thường, phân chứa nhầy, màu phân nhạt nhưng không có máu hay mủ, sụt cân, mệt mỏi, chán ăn, đau vùng thượng vị, ợ hơi, đầy hơi và chướng bụng, sốt ít và thường là sốt nhẹ, đau khớp, đau cơ, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa,...

Các triệu chứng bệnh sẽ bắt đầu 1 - 2 tuần sau khi nhiễm trùng và có thể mất từ 2 - 6 tuần để giải quyết hoặc thậm chí là lâu hơn tới vài năm do bệnh khởi phát từ từ.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Nhiều loại thuốc, đặc biệt là khi phải dùng ở liều cao có thể khiến một người đi tiêu phân nhạt màu. Có thể kể đến cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (chẳng hạn ibuprofen, acetaminophen) đều có thể gây hại cho gan. Hoặc phân nhạt màu do lượng lớn nhôm hydroxit trong thuốc kháng axit điều trị bệnh lý dạ dày hoặc thuốc cản quang trong xét nghiệm X-quang.

Phân nhạt màu cũng có thể là dấu hiệu tổn thương gan ở nhưng người: Đang dùng một loại thuốc mới, đã dùng thuốc trong một thời gian dài hoặc đang dùng thuốc với liều cao.

Phân nhạt màu là gì? Phân nhạt màu có phải dấu hiệu bệnh tiêu hóa nguy hiểm? - Ảnh 3.

Nhiều loại thuốc, đặc biệt là khi phải dùng ở liều cao có thể khiến một người đi tiêu phân nhạt màu (Ảnh: ST)

Với thuốc không kê đơn, tốt nhất hãy dừng thuốc và thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu nghi ngờ là do thuốc kê đơn, hãy nói chuyện với bác sĩ về tác dụng phụ này trước khi tự ý ngừng thuốc.

- Mang thai

Ứ mật thai kỳ có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai dẫn tới phân nhạt màu, ngứa da dữ dội, đau dưới xương sườn ở phía trên bên phải của dạ dày, nước tiểu sẫm màu ngay cả khi uống đủ nước, buồn nôn, kiệt sức quá mức, vàng da hoặc vàng mắt, nền móng tay.

Điều trị ứ mật thai kỳ có thể bao gồm dùng thuốc và theo dõi định kỳ, bao gồm các xét nghiệm như xét nghiệm máu và siêu âm. Trong một số trường hợp ứ mật thai kỳ có thể cần phải sinh sớm hơn ngày dự sinh.

- Bệnh túi mật

Túi mật có chứa mật và nằm ở phía trên bên phải của dạ dày, bên cạnh gan. Trong quá trình tiêu hóa, túi mật sẽ giải phóng mật vào ruột thông qua con đường gọi là ống dẫn mật. Bệnh túi mật có thể khiến màu sắc phân thay đổi.

Trong đó, sỏi mật là một trong những bệnh túi mật phổ biến nhất có thể khiến ống mật bị tắc dẫn tới phân nhạt màu, đau đớn dữ dội vùng bụng, buồn nôn và nôn mửa, sốt và ớn lạnh, vàng da.

Phân nhạt màu là gì? Phân nhạt màu có phải dấu hiệu bệnh tiêu hóa nguy hiểm? - Ảnh 4.

Bệnh túi mật có thể khiến màu sắc phân thay đổi (Ảnh: ST)

Nếu không được điều trị, sỏi mật có thể gây ra vấn đề cho các cơ quan khác như tuyến tụy và gan.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề tại túi mật là gì mà phương pháp điều trị cũng có sự khác biệt chẳng hạn như dùng thuốc để tan sỏi, phẫu thuật cắt bỏ túi mật,...

- Các vấn đề về gan

Các vấn đề về gan hoặc ống mật có thể gây ra phân nhạt màu. Theo Medical News Today, khi một người có vấn đề về gan hoặc mật, bilirubin không thể đi qua phân và điều này khiến phân mất màu, trông nhợt nhạt hoặc có màu đất sét. Ngược lại, khi cơ thể bài tiết lượng lớn bilirubin dư thừa qua nước tiểu nó sẽ khiến nước tiểu có màu sẫm hơn tựa như màu hổ phác.

Các bệnh gan có thể kể đến như: Bệnh viêm gan A, B, C; tổn thương gan liên quan tới rượu; bệnh gan nhiễm mỡ (thường gặp nhất ở người béo phì hoặc tiêu thụ nhiều chất béo trong chế độ ăn); bệnh tự miễn khiến cơ thể tấn công các tế bào gan; sự suy yếu của các cơ quan nội tạng khác; ung thư gan; nang gan; bệnh Wilson.

Ngoài phân nhạt màu thì bệnh ở gan có thể khiến bệnh nhân buồn nôn và nôn mửa, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, phân có lẫn mỡ trắng, ngứa ngáy da, sưng nề ở mắt cá chân hoặc chân.

- Các vấn đề về tuyến tụy

Bệnh tuyến tụy có thể khiến cơ quan này gặp khó khăn để tiết dịch tụy vào hệ tiêu hóa, làm thức ăn di chuyển quá nhanh quá ruột, dẫn tới phân nhạt màu và trông có vẻ nhẫy mỡ. Các vấn đề tuyến tụy bao gồm viêm tụy và ung thư tuyến tụy ngoài phân nhạt màu lẫn mỡ thì có thể liên quan tới bệnh vàng da, nước tiểu sẫm màu và quan sát được rõ vàng da ở lòng trắng mắt.

Phân nhạt màu là gì? Phân nhạt màu có phải dấu hiệu bệnh tiêu hóa nguy hiểm? - Ảnh 5.

Các vấn đề tuyến tụy bao gồm viêm tụy và ung thư tuyến tụy (Ảnh: ST)

2. Phân nhạt màu ở trẻ em

Trẻ bú sữa mẹ thường có phân màu vàng ngả nâu nhạt, tới khi chuyển sang ăn thức ăn đặc hơn (ăn dặm), phân của trẻ sẽ chuyển sang màu sẫm hơn. Phân nhạt màu ở trẻ em không nhất thiết là một trường hợp cần chăm sóc y tế nếu trẻ chỉ đi phân nhạt màu một lần và phân không phải là màu trắng.

Tuy nhiên, nếu phân của trẻ không phải một lần và nhiều lần có màu trắng hoặc nâu như đất sét thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như ứ mật hoặc các tình trạng liên quan tới gan, túi mật hoặc tuyến tụy có thể cần chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Do vậy nếu phụ huynh thấy trẻ có các triệu chứng bất thường như da chuyển sang màu vàng, trẻ kêu đau khó chịu thì cần cho trẻ thăm khám tại cơ sở y tế sớm.

Với trẻ lớn hơn, nếu trẻ đi tiêu phân nhạt màu một lần, hãy đợi tới lần đi tiêu tiếp theo xem phân có màu bình thường trở lại không, nếu không, trẻ cũng cần khám bác sĩ sớm, đặc biệt khi kèm theo các bất thường kể trên.

Phân nhạt màu là gì? Phân nhạt màu có phải dấu hiệu bệnh tiêu hóa nguy hiểm? - Ảnh 6.

Khi nào phân nhạt màu cần thăm khám bác sĩ? (Ảnh: ST)

3. Khi nào phân nhạt màu cần thăm khám bác sĩ?

Phân nhạt màu có thể được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm như xét nghiệm máu, nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm bụng, chụp CT, chụp MRI gan và ống mật.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn về thời điểm lần đầu tiên bạn bị đi tiêu phân nhạt màu là khi nào, tần suất là bao nhiêu, các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh và các triệu chứng khác kèm theo nếu có.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra phân nhạt màu là gì mà điều trị cũng có sự khác biệt. Lưu ý là các trường hợp như sỏi mật, bệnh gan, ung thư tuyến tụy có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Do vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng phân nhạt màu thì cần thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán kịp thời.

Trong trường hợp chỉ đi tiêu phân nhạt màu một lần, sau đó màu sắc phân bình thường trở lại thì không cần quá lo lắng.

Để ngăn ngừa phân nhạt màu, mọi người nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh chẳng hạn như theo chế độ ăn ít chất béo, hạn chế uống rượu và hút thuốc, duy trì cân nặng vừa phải, tiêm phòng vaccine phòng bệnh như viêm gan A hay viêm gan B,...

Nguồn dịch tham khảo:

1. What are the causes of pale stool, and what does it mean?

2. Pale Stools: Possible Causes and When to Seek Help


Tác giả: Allen