Phân loại vitamin B và công dụng của từng nhóm

Phân loại vitamin B và công dụng của từng nhóm
Vitamin B là hoạt chất đóng vai trò quan trọng đến não bộ của con người. Vậy phân loại vitamin B như thế nào? Chúng có tác dụng ra sau? Hãy cùng tìm hiểu!

Phân loại vitamin B bao gồm nhiều nhóm nhỏ như B1, B2… Theo đó, mỗi loại sẽ có các chức năng nhất định và không giống nhau. Để hiểu rõ hơn về hoạt chất quan trọng này, mời bạn cùng theo dõi bài viết về chủ đề phân loại vitamin B phổ biến và tác dụng của chúng.

1. Vitamin B1 và B2

Đây là 2 loại vitamin B thường gặp nhất. Các loại vitamin B này còn được gọi với cái tên khác là riboflavin. Theo phân loại vitamin B, 2 loại này được nạp vào cơ thể thông qua đường ăn uống và chuyển hóa thành năng lượng. Cụ thể:

- Vitamin B1: Có lợi cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh.

- Vitamin B2: Giúp tăng cường khả năng thị giác, hạn chế các vấn đề về thị lực ở mắt.

Theo các nghiên cứu của viện khoa học về phân loại vitamin B, ngũ cốc nguyên hạt là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng B1, B2 dồi dào và có độ nguyên chất cao nhất trong tự nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin B thông qua trứng, sữa hay rau có màu xanh đậm…

Cũng theo nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyến cáo liều lượng vitamin B1 và B2 cần có ở trẻ như sau:

- Trẻ từ 1-3 tuổi: 0.5 mg mỗi ngày.

- Trẻ 4-8 tuổi: 0.6 mg mỗi ngày.

Những loại vitamin B như B1 và B2 có nhiều trong các loại thực phẩm thường gặp trong bữa ăn. Do đó, việc thiếu các chất dinh dưỡng này thường rất hiếm.

Tuy nhiên, đối với những người có thói quen sử dụng bia rượu thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh thiếu vitamin B1 và B2 rất lớn. Các triệu chứng của vấn đề này như mất tỉnh táo, vùng miệng xuất hiện những vết nứt dọc… Nếu phát hiện tình trạng này, bạn nên đến trung tâm y tế để được khám và chẩn đoán.

2. Vitamin B3

Trong phân loại vitamin B không thể thiếu nhóm B3 hay còn gọi là niacin. Hoạt chất này có tác dụng chuyển hóa thức ăn thành dạng năng lượng, tốt cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó, mang đến cho bạn cảm giác ngon miệng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B3 phải kể đến như: cá, thịt gà, rang, ngũ cốc nguyên hạt… Ngoài ra, thịt đỏ và các loại đậu cũng chứa hàm lượng B3 khá cao.

Liều lượng vitamin B3 cần thiết cho cơ thể được khuyến cáo như sau:

- Trẻ 1-3 tuổi: 6 mg mỗi ngày

- Trẻ 4-8 tuổi: 8 mg mỗi ngày

Theo phân loại vitamin B, dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu B3 trầm trọng là xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn và vụng bụng có cảm giác râm ran. Bên cạnh đó, nếu để lâu, người bệnh có thể bị rối loạn nhận thức.

3. Vitamin B6

Cái tên tiếp theo trong danh sách phân loại vitamin B đó chính là B6. Loại vitamin này có tên gọi khác là pyridoxine, đóng vai trò kích thích khả năng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Bên cạnh đó nó còn hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn của vết thương và rất cần thiết cho thai phụ đang mang thai hoặc cho con bú. Nếu người mẹ được cung cấp đầy đủ vitamin B6 sẽ góp phần hỗ trợ sự phát triển của não bộ trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin B6 có nhiều trong các loại thực phẩm như đậu xanh, cá hồi, thịt bò, ức gà và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy hàm lượng B6 tương đối cao bên trong cá ngừ, rau bina, khoai tây hay dưa hấu…

Lượng B6 được khuyến cáo sử dụng mỗi ngày như sau:

- Trẻ 1-3 tuổi: 0.5 mg / ngày

- Trẻ từ 4-8 tuổi: 0.6 mg /ngày

Người bị thiếu hụt vitamin B6 sẽ có dấu hiệu thiếu máu hay da xuất hiện những nốt đỏ như ban. Ngoài ra, nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận thấy vùng quanh miệng có các vết nứt chạy dọc hay nguy hiểm hơn là mắc bệnh trầm cảm, dễ nhiễm trùng, viêm da và luôn trong trạng thái buồn nôn.

4. Vitamin B9

Vitamin B9 còn được biết đến với tên gọi khác là acid folic. Đây cũng là một trong các nhóm nằm trong phân loại vitamin B.

Giống như các loại vitamin B khác, nó có tác dụng kích thích quá trình sản sinh tế bào hồng cầu ở cơ thể người. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỉ lệ dị tật ở thai nhi.

Để bổ sung vitamin B9 cho cơ thể, bạn nên thêm thịt, củ cải tía hay các loại quả họ hàng nhà cam chanh… vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời, hàm lượng cần B9 cần thiết cho 1 ngày được khuyến cáo như sau:

- Trẻ 1-3 tuổi: 150mg mỗi ngày

- Trẻ 4- 8 tuổi: 200 mg mỗi ngày.

Khi có thể có hiện tượng thiếu vitamin B9, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu như thiếu máu và tiêu chảy. Tỷ lệ phụ nữ mang thai sinh ra con bị dị tật nếu thiếu loại vitamin này là rất cao do đó thai phụ cần đặc biệt chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Vitamin B12

Trong phân loại vitamin B, ngoài các nhóm kể trên còn có vitamin B12 (cobalamin). Hoạt chất này có tác dụng điều hòa hệ thần kinh, kích thích sự tăng trưởng cơ thể và tạo lập tế bào máu. Chúng có nhiều trong các loại thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa khác. Bởi vậy, những người ăn chay thường là các đối tượng dễ bị thiếu hụt B12 nhất. Để bổ sung loại dinh dưỡng này, họ cần sử dụng các loại thực phẩm bổ sung.

Hàm lượng vitamin B12 được khuyến cáo sử dụng như sau:

- Trẻ 1-3 tuổi: 0.9 µg mỗi ngày

- Trẻ 4- 8 tuổi: 1.2 µg / ngày

Người thiếu hụt B16 sẽ gặp các vấn đề về thiếu máu, sa sút trí nhớ, trầm cảm hay nặng hơn là rối loạn hành vi. Điều này là do não bộ và hệ thần kinh của họ bị tổn thương và chậm hồi phục. Ngoài ra, việc thiếu B16 còn khiến người bệnh có cảm giác ngứa toàn thân, cơ thể suy nhược và thường xuyên cáu gắt.

Ngoài 6 loại vitamin phổ biến kể trên, trong phân loại vitamin B còn bao gồm B5, B7 và B8. Theo đó, hiện nay khoa học và y học phân loại vitamin B thành 8 nhóm chính thường gặp. Nếu thiếu các chất dinh dưỡng này, hậu quả sẽ rất khó lường. Bởi vậy, mọi người cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh cho bản thân cũng như gia đình.


Tác giả: Lê Thọ Hưng