Phân loại tiểu đường để điều trị đúng cách

Phân loại tiểu đường để điều trị đúng cách
Tiểu đường được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào cơ chế sinh bệnh và diễn biến, phổ biến nhất là tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2...

Tiểu đường (đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý kéo dài xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề với insulin nội tiết tố. Thông thường, tuyến tụy (cơ quan đằng sau dạ dày) giải phòng insulin để giúp cơ thể lưu trữ và sử dụng đường từ những thực phẩm bạn ăn. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh ra insulin hoặc có sản sinh nhưng rất ít hay cơ thể không thể thích ứng với insulin sản sinh ra, gây ra tình trạng gọi là kháng insulin.

Tùy vào lượng tăng giảm insulin hay kháng insulin mà phân loại tiểu đường như sau: Tiểu đường loại 1, Tiểu đường loại 2, Tiểu đường thai kỳ, Tiểu đường do những nguyên nhân đặc biệt khác. 

1. Tiểu đường loại 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy (được gọi là tế bào beta) bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch, tuyến tụy không sản xuất insulin hoặc sản xuất được rất ít insulin. Chính vì vậy, họ phải dùng thuốc tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 hầu như phải sống chung suốt đời với căn bệnh này và phải tiêm insulin thường xuyên.

Bệnh tiểu đường loại 1 thường bắt đầu ở những người dưới 20 tuổi, đó là lý do tại sao loại bệnh tiểu đường này còn được gọi là "bệnh tiểu đường vị thành niên" hoặc "bệnh tiểu đường trẻ em"nhưng bệnh này cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

2. Tiểu đường loại 2

Không giống những người bị tiểu đường loại 1, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có sản sinh ra insulin. Tuy nhiên, insulin tuyến tụy tiết ra hoặc là không đủ hoặc cơ thể kháng với insulin. Khi không có đủ insulin hoặc insulin không tương thích, glucose không thể xâm nhập vào tế bào của cơ thể.

Bệnh tiểu đường loại 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Loại tiểu đường này là nguyên nhân hàng đầu gây ra các biến chứng liên quan đến đái tháo đường như mù, biến chứng thần kinh và suy thận mãn tính đòi hỏi chạy thận. Bệnh tiểu đường loại 2 thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi bị thừa cân, nhưng có thể xảy ra ở những người không bị thừa cân. Đôi khi được gọi là "bệnh tiểu đường bắt đầu ở người lớn", bệnh đái tháo đường loại 2 bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn ở trẻ vì sự gia tăng chứng béo phì ở thanh thiếu niên.

Một số người có thể kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách kiểm soát cân nặng, điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên. Những người khác cũng có thể cần uống thuốc giúp cơ thể của họ sử dụng insulin tốt hơn hoặc tiêm insulin.

Thông thường, các bác sĩ có thể phát hiện ra khả năng mắc bệnh đái tháo đường loại 2 trước khi nó biến chuyển thành bệnh, thường được gọi là tiền đái đường, tình trạng này xảy ra khi mức đường trong máu của người cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2.

tieu-duong-tuyp-1-2_1

3. Tiểu đường thai kỳ

Hoocmon thay đổi trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của insulin. Tình trạng xảy ra trong khoảng 4% của tất cả các lần mang thai.

Phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao thuộc nhóm có độ tuổi trên 25 tuổi, tăng cân nhiều so với trước khi mang thai hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.

Khám sàng lọc bệnh đái tháo đường thai kỳ được thực hiện trong thai kỳ. Nếu không được điều trị kịp thời, đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và đứa trẻ chưa sinh.

Thông thường, lượng đường trong máu trở lại bình thường trong vòng sáu tuần sau khi sinh con. Tuy nhiên, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong cuộc đời.

Xem thêm:

Kiến bu vào nước tiểu khi mang thai có phải là đái tháo đường thai kỳ?

4. Tiểu đường do những nguyên nhân đặc biệt

Ngoài việc phân loại tiểu đường thành 3 loại phổ biến đã kể trên còn một số trường hợp cá biệt gây nên sự thay đổi cơ chế tiết insulin của tuyến tụy dẫn đến tiểu đường.

Tiểu đường do phẫu thuật: Khi tuyến tụy phải làm phẫu thuật vì một số nguyên nhân nào đó sẽ làm giảm khả năng tiết insulin do giảm số lượng tế bào beta và giảm thể tích tuyến tụy. Tình trạng này có thể  chỉ trong một thời gian hoặc vĩnh viễn. Bệnh nhân đã phẫu thuật tuyến tụy cần kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để phát hiện kịp thời và có hướng điều trị hợp lý.

Tiểu đường do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường như srteroid dùng để điều trị bệnh hen, viêm khớp và rối loạn miễn dịch…. Đặc biệt là cortison, prednison và methylprednoson là những thuốc nhóm steroid hay được dùng nhất. Cần lưu ý lượng đường trong máu tăng theo liều sử dụng của thuốc steroid, vì vậy khi giảm liều steroid cần phải giảm liều thuốc điều trị đái tháo đường để tránh tình trạng hạ đường huyết.

Tổng hợp


Tác giả: MN