Phân loại lợi khuẩn và công dụng của từng nhóm

Phân loại lợi khuẩn và công dụng của từng nhóm
Phân loại lợi khuẩn gồm 6 nhóm chính, mỗi nhóm đảm nhiệm những công dụng khác nhau. Một số nhóm chúng hỗ trợ quá trình điều trị nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc ỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích, hội chứng bất dung nạp glucose và tiêu chảy...

Lợi khuẩn hay có tên gọi khác là Probiotics đã được tìm thấy cách đây hơn 100 năm dưới nhiều hình thức khác nhau.

Cùng với sự phát triển của khoa học từng ngày mà ngày càng nhiều loại vi khuẩn được các nhà khoa học phát hiện bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Các nhà khoa học đã dựa trên các đặc điểm về hình thể, loài và giống để phân loại lợi khuẩn. 

Một vài cái tên được các nhà khoa học đã phân loại lợi khuẩn như sau:

1. Lactobacillus

Trong các loại lợi khuẩn, Lactobacillus là phổ biến và nhiều nhất. Có hơn 50 loài Lactobacillus được phát hiện ở bên trong đường ruột, hệ sinh dục và hệ tiết niệu. Ngoài ra một số loài Lactobacillus còn được phát hiện ở trong một số loại thực phẩm lên men như sữa chua hay các thực phẩm chức năng. 

Các loài này bao gồm: Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus blugaricus, Lactobacillus rhamnosus GG, L. acidophilus DDS-1, Lactobacillus reuteri, Lactobacillus salivarius, Lactobacillus plantarium, Lactobacillus johnsonii, Lactobacillus casei và Lactobacillus gasseri.

Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, các loài  Lactobacillus có khả năng giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng ngừa.

Đồng thời chúng cũng hỗ trợ quá trình điều trị nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu… Kèm theo đó là hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS), hội chứng bất dung nạp glucose và tiêu chảy kèm theo một số hội chứng về da khác như: phồng rộp, mụn trứng cá, lở loét, eczema

Tác dụng của những loại lợi khuẩn Lactobacillus được thể hiện cụ thể ở các trường hợp sau:

- Trẻ nhỏ ở trong độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi bị mắc hội chứng ruột kích thích: Nếu trẻ được bổ sung vào cơ thể thêm 3 tỷ vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus GG trong thời gian 8 tuần và mỗi ngày hai lần sẽ mạng lại hiệu quả bất ngờ. Kết quả của việc bổ sung lợi khuẩn này là Lactobacillus rhamnosus GG sẽ làm giảm đi tần suất xuất hiện và mức độ đau bụng do hội chứng IBS gây ra.

- Lactobacillus rhamnosus GG có khả năng làm giảm triệu chứng tiêu chảy của trẻ em khi sử dụng kháng sinh trong thời gian dài. Bên cạnh đó một số loại vi khuẩn như Lactobacillus casei, Lactobacillus bulgarius hay Streptococcus còn có khả năng làm giảm hiện tượng tiêu chảy ở người lớn.

- Làm giảm bớt tình trạng viêm phổi của trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi của Lactobacillus GG.

- Giảm bớt và hỗ trợ điều trị viêm âm đạo do nhiễm trùng của Lactobacillus rhamnosus gasseri và Lactobacillus.

2. Bifidobacteria

Bifidobacteria bao gồm khoảng hơn 30 loài. Các loài này tạo nên một hệ lợi khuẩn với số lượng lớn ở trong đường ruột ngay từ khi con người chào đời. Đối với trẻ được bú sữa mẹ, số lượng các loài này sẽ khá nhiều. Một số loại Bifidobacteria được sử dụng trong các chế phẩm sinh học như: Bifodbacterium bifidum, bifodbacterium infantis,...

Dựa trên kết quả của một cuộc nghiên cứu tiến hành trên 362 bệnh nhân mắc hội chứng IBS cho thấy: Nếu bệnh nhân được bổ sung lợi khuẩn thuộc loài Bifodbacterium lactis trong khoảng thời gian 4 tuần sẽ giúp giảm một số triệu chứng như đau bụng, đầy bụng,...

Loài Bifidobacteria cũng xuất hiện ở trong thành phần của nước bọt. Nó đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra Bifodbacterium lactis đã được chứng minh có tác dụng tới quá trình trao đổi chất và giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường,...

3. Saccharomyces boulardii

Vi khuẩn Saccharomyces boulardii hay có còn có tên gọi tắt là  S. boulardii. Nó chỉ gồm một loài duy nhất.

Khả năng của loài này là góp phần tăng khả năng phòng ngừa và điều trị các hội chứng như tiêu chảy, tiêu chảy do việc sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó nó còn có khả năng giúp ngăn chặn sự quay trở lại của Clostridium difficile.

4. Streptococcus thermophilus

Loại lợi khuẩn có khả năng giúp cơ thể tạo ra một lượng lớn chất actase – enzyme. Từ đó góp phần giúp cơ thể ngăn chặn hội chứng bất dung nạp lactose.

5. Enterococcus faecium

Theo phân loại lợi khuẩn, Enterococcus faecium bao gồm 2 loài. Đó là E. faecium SF68 và E. faecium M-74

6. Leuconostoc

Để phân loại lợi khuẩn không thể thiếu Leuconostoc. Đây là loại lợi khuẩn được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Trên đây là  nhóm lợi khuẩn chín thường thấy trong cơ thể người. Việc phân loại này giúp y học, bác sĩ, người bệnh có thể tìm kiếm thông tin về những vi khuẩn có lợi này dễ dàng hơn. 


Tác giả: Lê Thọ Hưng