Phân loại chất xơ và tác dụng của từng loại

Phân loại chất xơ và tác dụng của từng loại
Dù là một loại chất có lợi cho sức khỏe con người nhưng không phải cũng biết cách phân loại chất xơ sao cho có lợi cho bản thân.

Cùng với tinh bột, chất đạm, chất béo thì chất xơ cũng là một trong những dưỡng chất có vai trò quan trọng thiết yếu cung cấp năng lượng hữu ích cho cơ thể. Trong đó, người ta cũng được phân loại chất xơ ra thành nhiều loại khác nhau.

Bài viết sau sẽ đi phân loại các chất xơ, giúp độc giả hiểu rõ hơn về các nhóm chất xơ cơ bản và cách làm thế nào để phân loại chất xơ đúng cách.

Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được và thường làm tăng lượng chất thải (chất bã) trong quá trình tiêu hoá.

Tùy vào tác dụng của từng loại chất xơ mà người ta phân loại chất xơ thành hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Đây là hai loại chất xơ mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.

Đôi khi, cả hai loại chất xơ này đều cùng có mặt trong một loại thực phẩm, nhưng chúng lại có vai trò riêng biệt không giống nhau trong việc giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.

1. Chất xơ hòa tan

Trong các phương pháp phân loại chất xơ, chất xơ hòa tan là những chất xơ có thể hấp thu nước để trở thành gel sệt ở bên trong đường tiêu hóa. Chất xơ hòa tan có dạng mềm và dính. Nhắc đến chất xơ hòa tan không thể không nhắc đến các nguồn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bậc nhất như: các loại đậu, khoai tây, khoai lang, các loại hoa quả, quả bơ, yến mạch và lúa mạch.

Sau khi ăn các loại thực phẩm này, chất xơ hòa tan sẽ giúp làm mềm phân, để phân có thể di chuyển dễ dàng hơn trong đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các chất xơ hòa tan cũng sẽ gắn với các chất gây hại khác như cholesterol, đường, chất béo...Giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình hấp thu những chất này vào máu.

Đó là lý do vì sao chất xơ có tác dụng trong việc điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Bảo vệ chúng ta khỏi các bệnh tim mạch bằng việc giảm cholesterol trong máu.

Chất xơ hòa tan còn giúp chúng ta kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả, với những chất xơ hòa tan giúp cho chúng ta tăng cảm giác no lâu hơn, làm chậm cảm giác đói nên rất tốt cho việc giảm cân. Ngoài ra, chất xơ hòa tan còn giúp bổ sung các lợi khuẩn, tang cường hệ miễn dịch cho sức khỏe.

2. Chất xơ không hòa tan

Loại chất xơ khác theo cách phân loại chất xơ này là chất xơ không hòa tan.

Đúng như tên gọi, đây là loại chất xơ không hòa tan được trong nước. Khi đi qua đường ruột, nó không bị thay đổi hình dạng bởi quá trình tiêu hóa. Chất xơ không tan là thành phần cứng có trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mỳ, trái cây và rau xanh (đặc biệt có trong hạt, cuống và thân).

Chính vì không hòa tan trong nước nên chất xơ này không bị phá vỡ bởi vi khuẩn đường ruột, cũng không bị biến dạng. Nó sẽ không được hấp thu vào máu.

Thay vào đó, chất xơ hòa tan sẽ là chất xúc tác làm tăng khối lượng các chất dư thừa hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong hệ tiêu hóa giúp cho quá trình đào thải được diễn ra nhanh hơn, tăng sức đề kháng cho đường ruột. Bạn sẽ đại tiện thường xuyên hơn và giảm chứng táo bón cùng những chứng bệnh khác như đại tràng, trực tràng…

Ngoài ra, chất xơ không hòa tan sẽ cũng là giải pháp hiệu quả cho những người thừa cân béo phì. Vì nó sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và làm chậm cảm giác đói.

Trên đây là hai loại chất xơ theo cách phân loại chất xơ phổ biến mà mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Chúng ta nên sử dụng cách phân loại này trong khẩu phần ăn hàng ngày để có được một sức khỏe dẻo dai, tránh được những tấn công của bệnh tật.


Tác giả: Quang Anh