Phân loại canxi, hiểu đúng về canxi vô cơ và canxi hữu cơ

Phân loại canxi, hiểu đúng về canxi vô cơ và canxi hữu cơ
Canxi là khoáng chất cần thiết cho việc hình thành và duy trì hệ xương, răng trong cơ thể. Hiện nay các nhà khoa học phân loại canxi bao gồm 2 loại là canxi vô cơ và canxi hữu cơ.

1. Phân loại canxi

Hiện nay, người ta điều chế canxi ở nhiều dạng khác nhau nhưng có thể phân loại canxi thành 2 dạng đó là canxi vô cơ và canxi hữu cơ.

1.1. Canxi vô cơ là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản, canxi vô cơ được tạo thành từ các phân tử canxi và hợp chất vô cơ. Canxi vô cơ có thể được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học hoặc khai thác từ sinh vật tự nhiên (vỏ sò, vỏ trai)...

Trong thực tế, chúng ta thường thấy canxi vô cơ ở dạng hợp chất muối canxi, nó có vị tanh, khó uống...nên rất ít người lựa chọn loại canxi này để bổ sung cho cơ thể.

Mặt khác, phân loại canxi vô cơ cũng không có khả năng hấp thu mạnh mẽ vào cơ thể. Lượng canxi dư thừa không được máu hấp thu sẽ đọng lại tại thận gây nên bệnh sỏi thận và nhiều triệu chứng các như táo bón, vôi hóa thành mạch máu....

Đối với phụ nữ mang thai, canxi dư thừa có thể lắng đọng ở cả bánh rau gây nên hiện tượng canxi hóa bánh rau, làm giảm khả năng trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Điều này khiến thai chậm phát triển hoặc em bé bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

1.2. Canxi hữu cơ là gì?

Phân loại canxi hữu cơ được tạo thành bởi các phân tử canxi và một số hợp chất hữu cơ khác (ví dụ: canxi gluconat, canxi caseinate...). Canxi hữu cơ tồn tại ở dạng thức tương đương trong thực phẩm tự nhiên, nó không mùi hoặc ngược lại rất thơm ngon, có vị tự nhiên.

Kết quả của rất nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới cho thấy, thực phẩm tự nhiên là nguồn chứa canxi hữu cơ dồi dào. Bổ sung canxi hữu cơ bằng dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cơ thể tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh lý do dư thừa canxi, vừa an toàn vừa hiệu quả.

Đây cũng là lời khuyên mà phần lớn các bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân khi có các biểu hiện của việc cơ thể thiếu hụt canxi.

Với những thông tin trên, bạn đã có thể tự mình phân loại canxi và rút ra lựa chọn tối ưu khi muốn bổ sung canxi cho cơ thể.

2. Độ sinh khả dụng của canxi

Kết hợp với việc phân loại canxi như đã nói ở trên thì việc tìm hiểu độ sinh khả dụng của canxi có ý nghĩa gì sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm bổ sung canxi hiệu quả nhất.

Độ sinh khả dụng chính là khả năng hấp thụ của canxi sau khi đưa vào cơ thể.

Ví dụ, nếu độ sinh khả dụng của canxi là 32% thì khi đưa vào cơ thể 100mg canxi, cơ thể chỉ có thể hấp thụ được 32mg, còn 78mg canxi còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài.

Do vậy, khi lựa chọn một phân loại canxi nào đó thì không nên chú ý quá nhiều đến hàm lượng canxi thấp hay cao mà nên quan tâm đến độ sinh khả dụng của loại canxi đó kết hợp với phân loại canxi nói trên để mua được sản phẩm phù hợp.

3. Cách bổ sung canxi hữu cơ hiệu quả

Biết cách phân loại canxi, chắc chắn bạn đã hiểu được rằng bổ sung canxi hữu cơ là phương pháp an toàn và tốt nhất. Bạn có thể bổ sung canxi hữu cơ hằng ngày như dùng các thực phẩm chứa nhiều canxi có nguồn gốc tự nhiên như tôm, cua, cá, ốc, hến...; các loại sữa, và chế phẩm từ sữa như bơ, phomai, sữa tươi, sữa chua, sữa đậu nành,… Đây là những nguồn canxi dễ hấp thu nhất cho cơ thể, lại an toàn và dễ kiếm.

Nếu lượng canxi từ thức ăn, nước uống chưa cung cấp đủ cho cơ thể, bạn nên bổ sung canxi bằng các chế phẩm bổ sung có hàm lượng canxi tự nhiên - canxi hữu cơ theo lời khuyên của bác sĩ.

Bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết về cách phân loại canxi và lựa chọn bổ sung canxi dạng nào là tốt nhất cho cơ thể.


Tác giả: Trà Mi