Phân loại bệnh viêm mũi dị ứng và phương pháp điều trị

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phân loại bệnh viêm mũi dị ứng và phương pháp điều trị
Bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng trở nên phổ biến do môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm, việc nắm được các mức độ của bệnh sẽ giúp phòng và điều trị căn bệnh này hiệu quả hơn.

Viêm mũi dị ứng là chứng bệnh phổ biến mà ngày càng có nhiều người mắc phải, bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra tại mũi khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên. Bệnh thường có yếu tố tự miễn, những người có cơ địa dị ứng thường có nguy cơ cao mắc chứng bệnh viêm mũi dị ứng.

1. Phân loại bệnh viêm mũi dị ứng

Phân loại được viêm mũi dị ứng sẽ giúp bạn điều trị được chứng bệnh này một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là các mức độ của bệnh viêm mũi dị ứng;

1.1. Viêm mũi dị ứng bằng cơn dị ứng cấp

Viêm mũi dị ứng khởi phát bằng cơn dị ứng cấp thường xuất hiện khi lần đầu người bệnh tiếp xúc với dị nguyên. Đối với những người này thường cảm thấy ngứa ở họng, mũi hay ống tai sau đó những cơn hắt hơi xuất hiện liên tục. Đồng thời, người bệnh sẽ chảy nước mũi ban đầu dịch mũi thường trong sau đó có thể đục hơn.

Đối với trẻ em mắc viêm mũi dị ứng có khởi phát bằng cơn dị ứng mũi cấp đôi khi không có biểu hiện hắt hơi, ho mà chỉ có biểu hiện chảy nước mũi, ngạt mũi, nhưng trẻ thường có biểu hiện bụng trướng, tiêu chảy,… Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ tuy lành tính nhưng chúng thường kèm theo bệnh hen suyễn, viêm xoang,… cha mẹ cần chú ý đến những bệnh lý này.

1.2. Cơn dị ứng đột ngột

Cơn dị ứng đột ngột thường xuất hiện ở những người trưởng thành vô tình tiếp xúc với dị nguyên, cơn dị ứng đến rất nhanh nhưng cũng đi rất nhanh, bệnh nhân chỉ cảm thấy ngứa mũi, hắt hơn hay nước mũi trong mà hầu như không có biểu hiện gì bất thường.

Một số bệnh lý đi kèm với chứng bệnh viêm mũi dị ứng như viêm mũi xoang, hen phế quản hay hen suyễn,… có thể làm tăng nặng tình trạng của bệnh thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng vì chúng làm tắc nghẽn đường thở. Tùy từng mức độ, người bệnh thường có biểu hiện sau:

1.3. Viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ

Viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ thường không có biểu hiện kèm theo của các bệnh lý kể trên, thời gian mắc bệnh viêm mũi dị ứng mức độ nhẹ thường kéo dài khoảng < 4 ngày/tuần và kéo dài ≤ 4 tuần. Bệnh nhân thường được điều trị nội khoa tại các Bệnh viện tuyến huyện hay các trung tâm y tế tuyến xã,…

Mức độ nặng: Bệnh nhân thường kèm theo các biểu hiện của một số bệnh lý kể trên, thời gian viêm mũi dị ứng thường kéo dài khoảng > 4ngày/tuần và > 4 tuần. Đối với những bệnh nhân này, biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi,…trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần đến các cơ cơ y tế chuyên khoa để được khám và điều trị đồng thời làm giảm đi phản ứng dị ứng quá mức của cơ thể.

2. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng nên ăn gì?

Ngoài việc nắm được mức độ của bệnh để định hướng điều trị kịp thời, người mắc viêm mũi dị ứng cũng cần nằm được những món ăn mà mình nên ăn để bệnh nhanh khỏi, cụ thể như sau:

2.1. Nước ấm

Nước ấm giúp làm dịu cổ họng của bạn đồng thời giúp đường hô hấp trở nên thông thoáng, dịch mũi được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.

2.2. Cá

Trong cá chứa hàm lượng Axit béo omega-3 rất tốt cho sức khỏe, những người mắc viêm mũi dị ứng nên tăng sử dụng loại thực phẩm này để làm giảm đi nguy cơ dị ứng.

2.3. Sữa chua

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những vi khuẩn có lợi có trong sữa chua có giúp tăng cường sức khỏe cũng như bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây dị ứng.

2.4. Các loại hạt, thực phẩm chứa nhiều gluten

Các loại hạt, thực phẩm chứa gluten có hàm lượng vitamin E, magie tương đối lớn, chúng giúp chống lại những cơn có thở do bệnh hen suyễn, hen phế quản,… gây ra. Vitamin E tăng cường hệ miễn dịch giúp bảo vệ đường hô hấp trên.


Tác giả: Phạm Thị Mai