Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản
Thông thường rất khó để phân biệt viêm phổi và viêm phế quản do triệu chứng rất giống nhau. Tuy nhiên chúng vẫn có những điểm khác biệt nhất định giữa hai bệnh.

Khi bị cảm lạnh hoặc bị cúm, bạn có thể sẽ biết được nó đang diễn ra như thế nào. Có thể bắt đầu với những vết xước ở cổ họng. Bạn bắt đầu cảm thấy suy nhược. Tuy nhiên, có thể khó hơn một chút để biết cái gì đang xảy ra và làm thế nào để phân biệt viêm phổi và viêm phế quản.

1. Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản

Để phân biệt viêm phổi và viêm phế quản cần phải biết tính chất của 2 loại bệnh:

- Viêm phế quản là khi các ống phế quản -  mang không khí đến phổi, bị nhiễm trùng và sưng. Có hai loại:

+ Viêm phế quản cấp: thường kéo dài một vài tuần và tự biến mất.

+ Viêm phế quản mãn tính:  nghiêm trọng hơn, và bạn có nhiều khả năng sẽ mắc phải nếu hút thuốc. Trong bài viết này, sẽ nhắc đến viêm phế quản cấp tính.

 - Để phân biệt viêm phổi thì chính là một bệnh nhiễm trùng khác trong phổi của bệnh nhân. Bệnh thông thường nhẹ, nhưng đôi khi nghiêm trọng, đặc biệt đối với những trẻ em, người lớn từ 65 tuổi trở lên và những người có hệ miễn dịch yếu.

Cùng tìm hiểu thêm về hai loại bệnh này - phân biệt viêm phổi và viêm phế quản để xem chúng giống nhau và khác nhau như thế nào:

Viêm phế quản cấp tính:

- Triệu chứng viêm phế quản cấp tính: có thể gặp nhiều vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như:

+ Ngực tắc nghẽn, bệnh nhân cảm thấy ngực đầy hoặc bị tắc.

+ Ho - bệnh nhân có thể ho ra nhiều chất nhầy trong suốt, trắng, vàng hoặc xanh.

+ Khó thở

+ Thở khò khè hoặc có tiếng huýt khi thở

- Bệnh nhân cũng có thể có một số triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm điển hình, chẳng hạn như:

+ Nhức mỏi cơ thể

+ Ớn lạnh

+ Sốt nhẹ

+ Chảy nước mũi, nghẹt mũi

+ Viêm họng

- Ngay cả sau khi các triệu chứng khác không còn nữa, cơn ho có thể kéo dài trong vài tuần trong khi các ống phế quản lành lại và giảm sưng.

- Hãy tới bệnh viện nếu bệnh nhân:

+ Ho có nhiều chất nhầy dày hoặc sẫm màu,

+ Ho làm bệnh nhân thức dậy vào ban đêm,

+ Ho kéo dài hơn 3 tuần,

+ Ho đi kèm chất lỏng có mùi vị khó chịu (có thể là trào ngược)

+ Sốt trên 100,4 độ F

+ Thở khò khè hoặc khó thở

Viêm phổi:

- Các triệu chứng viêm phổi có thể nhẹ hoặc nặng dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Các triệu chứng phổ biến nhất là:

+ Ho (có thể tiết ra chất nhầy màu vàng, xanh hoặc thậm chí có máu), 

+ Sốt, 

+ Ớn lạnh, 

+ Khó thở (đối với một số người chỉ xảy ra khi leo cầu thang), 

- Các triệu chứng có thể giúp phân biệt viêm phổi:

+ Đau ngực (bệnh nhân có thể bị đau nhói, cơn đau trở nên tệ hơn khi bạn ho hoặc hít thở sâu),

+ Rối loạn tâm thần (phổ biến hơn cho người lớn từ 65 tuổi trở lên),

+ Cảm giác suy nhược,

+ Đau đầu, đổ mồ hôi nhiều và da ẩm ướt,

- Khi nào cần tới bệnh viện đối với bệnh nhân bị viêm phổi:

+ Bệnh nhân bị ho không dứt hoặc bạn bị ho ra mủ. 

+ Đau ngực, 

+ Sốt ở mức 102 độ F trở lên,

+ Ớn lạnh,

+ Khó thở.

2. Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản theo nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân viêm phế quản

- Thông thường, các loại virus tương tự gây cảm lạnh hoặc cúm cũng gây viêm phế quản, đôi khi cũng là do vi khuẩn.

- Trong cả hai trường hợp, khi cơ thể bạn chống lại vi trùng, các ống phế quản của bạn sưng lên và tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Điều đó có nghĩa là không khí khó lưu thông hơn, khiến bạn khó thở hơn.

2.2. Nguyên nhân gây viêm phổi

- Phân biệt viêm phổi cũng dễ hơn nếu nhìn từ nguyên nhân. Viêm phổi có thể được gây ra bởi: Vi khuẩn, một số hóa chất, nấm, mycoplasmas (giống như vi khuẩn và  triệu chứng nhẹ hơn - đôi khi được gọi là viêm phổi cấp), virus (cùng loại gây cảm lạnh và cúm cũng có thể gây viêm phổi cho bạn).

- Khi cơ thể chống lại vi trùng, túi khí phổi sưng lên và có thể chứa đầy chất lỏng hoặc mủ, cũng giống như ống phế quản  sưng lên và lấp đầy chất nhầy khi bạn bị viêm phế quản.


Nguồn: https://www.webmd.com/lung/is-it-bronchitis-or-pneumonia#1

Tác giả: HNL