Phân biệt ung thư thanh quản và một số dấu hiệu dễ nhầm lẫn khác

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phân biệt ung thư thanh quản và một số dấu hiệu dễ nhầm lẫn khác
Chẩn đoán ung thư thanh quản phân biệt với viêm thanh quản mãn tính, lao thanh quản, u lành tính,.. là những bước không thể thiếu trong loại trừ ung thư.

Ung thư thanh quản mỗi một giai đoạn khác nhau sẽ cần phải phân biệt với những bệnh lý hay hội chứng khác nhau. 

Chẩn đoán phân biệt ung thư thanh quản chi tiết:

1. Viêm thanh quản mãn tính

Bệnh viêm thanh quản mãn tính, viêm thanh quản thể dày da hay còn gọi là pachidermic cần phân biệt với ung thư thanh quản giai đoạn khu trú với những dấu hiệu:

- Loét do tiếp xúc ở mỏm thanh quản

- Loét một sa niêm mạc thanh thất

2. Lao thanh quản

Ở giai đoạn sớm thì cần phân biệt ung thư thanh quản ở thể viêm dây thanh hoặc thể u lao tuberculome.

Ung thư thanh quản ở lâm sàng rất giống với lao thanh quản ở những dấu hiệu thâm nhiễm ở mép sau. Tuy vậy thì lao thanh quản thường không xuất hiện tổn thương ban đầu ở vị trí này.

3.  Lupus

Phân biệt ung thư thanh quản và tổn thương lupus. Tổn thương này thường phát hiện ở bờ thanh nhiệt và tiền đình thanh quản tuy nhiên có một đặc điểm là cùng tồn tại ở nhiều hình thái ở cùng một thời điểm.

Nghĩa là có những dấu hiệu:

- Thâm nhiễm

- Loét

- Xơ sẹo

4. Giang mai ở thời kỳ thứ 3

Trong giai đoạn thứ 3 của giang mai chưa có dấu hiệu loét cũng dễ bị nhầm lẫn với các loại ung thư thâm nhiễm ở khu thanh thất hoặc băng thanh thất.

Nếu như bệnh đã có biểu hiện loét thì cần phải phân biệt thêm với bệnh u tiền đình thanh quản hoặc một thể ung thư hạ họng thanh quản.

Đặc điểm của vết loét do giang mai bao gồm:

- Bờ vết loét không đều

- Xung quanh vết loét rắn

- Vết loét có màu đỏ giống như màu thịt bò

- Vết loét không đau lắm.

5. Các tổn thương khác

- Dây thanh một bên không di động cần phân biệt với một liệt hồi quy hay một viêm khớp nhẫn phễu.

- Với các u lành tính, cần phân biệt với một polyp, một u nhú vì các u này dễ bị ung thư hoá, nhất là đối với nhóm người có tuổi, là nam giới. Vì vậy, ở các trường hợp này phải khám định kỳ, theo dõi và cần thiết thì cần phải làm sinh thiết nhiều lần.

Khi bước vào giai đoạn muộn của bệnh thì với những biểu hiện như khó nói, mất tiếng, thở khó, nuốt vướng, hạch cổ xuất hiện và cố định,.. thì việc chẩn đoán ung thư thanh quản cũng dễ dàng hơn. Đặc biệt là trong trường hợp được thực hiện nội soi thanh quản. Lúc này có thể quan sát thấy khối u đã phát triển rõ rệt.

Tuy vậy cũng bởi lúc này dấu hiệu bội nhiễm tăng cao nên chẩn đoán ung thư thanh quản giai đoạn muộn cần nhận biết rõ biểu hiện phù nề và viêm màng sụn.

Khám lâm sàng không phải là phương pháp cuối cùng trong chẩn đoán ung thư thanh quản mà bạn còn phải thực hiện thêm những xét nghiệm khác liên quan như:

- Xét nghiệm huyết thanh loại trừ giang mai

- Xét nghiệm lao loại trừ lao thanh quản

- Sinh thiết tế bào

- Chụp phổi

Nếu như kết quả chẩn đoán ung thư thanh quản bằng sinh thiết là âm tính mà vẫn còn nghi ngờ thì có thể cho bệnh nhân thực hiện lại sinh thiết mức độ sâu hơn, trường hợp khó khăn thì phải tiến hành nội soi, thậm chí phải mở sụn giáp.

Trong một vài ca bệnh, tuy không nhiều, nhưng vẫn có những ca bệnh mà người bệnh vừa bị giang mai vừa bị ung thư hoặc vừa bị lao vừa bị ung thư.

Đối với những trường hợp sau chẩn đoán ung thư thanh quản không phát hiện khối u ác tính thì cần phải được điều trị một đợt thuốc chống lao, chống bệnh giang mai và thực hiện theo dõi nghiêm ngặt trong nhiều năm liền .

Còn có cả những ca bệnh mà người bệnh bị ung thư thanh quản, bị cả lao phổi nhưng lại không phát hiện thấy tổn thương lao ở thanh quản thì cần phải phối hợp điều trị giữa phác đồ điều trị ung thư thanh quản và phác đồ điều trị bệnh lao.


Tác giả: NVD