Không phải lúc nào các biểu hiện cũng rõ ràng để chúng ta có thể xác định được tuýp bệnh tiểu đường.
Điển hình là những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ thừa cân và không tiêm insulin, trong khi những người có bệnh tiểu đường tuýp 1 phải tiêm insulin và bị thiếu cân.
Tuy vậy, những khái niệm này không phải lúc nào cũng đúng. Khoảng 20% những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 có cân nặng bình thường khi phát hiện bệnh, và nhiều người trong số họ vẫn phụ thuộc vào insulin
Trong một số trường hợp, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn bị thừa cân.
Vì cả hai tuýp bệnh tiểu đường rất đa dạng và không thể đoán trước, nên thường rất khó xác định bạn bị tiểu đường tuýp nào.
Giả định rằng một người thừa cân có đường huyết cao thì mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 là không chính xác, bởi vì nguyên nhân có thể do bệnh tiểu đường tuýp 1.
Trong một số trường hợp, khi không rõ bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp nào, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên biệt để đề xuất cách điều trị thích hợp nhất.
Những khác biệt thông thường giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Mặc dù có những điều không chắc chắn từ chẩn đoán về bệnh tiểu đường, nhưng có một vài đặc điểm riêng biệt cho từng tuýp.
Xin lưu ý rằng những khác biệt này được dựa trên sự tổng hợp và vẫn có ngoại lệ (ví dụ như nhiều trường hợp được chẩn đoán ở tuổi trưởng thành, là một khái niệm không phải lúc nào cũng đúng).
Bảng này nên được xem như một hướng dẫn cơ bản về những khác biệt giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, hãy nhớ rằng nó không phải là quy chuẩn chung.
Sự khác biệt thông thường giữa bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2:
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn, có nghĩa là do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các bộ phận của cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch xác định sai mục tiêu và hướng đến các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.
Chưa ai biết được nguyên nhân của tình trạng này, hay làm thế nào để ngăn chặn nó. Các hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tiếp tục tấn công các tế bào beta cho đến khi tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin.
Những người bị bệnh tiểu đườngtuýp 1 cần phải tiêm insulin để bù đắp lại sự chết đi của các tế bào beta trong cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải phụ thuộc insulin.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có những biểu hiện khác so với tuýp 1. Các hệ thống tự miễn dịch của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không tấn công các tế bào beta. Thay vào đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng đáp ứng lại insulin. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.
Cơ thể bù đắp lại sự hoạt động thiếu hiệu quả của insulin bằng cách sản xuất ra nhiều hơn, nhưng không phải lúc nào cũng đủ. Theo thời gian, các tế bào beta của tuyến tụy phải sản xuất lượng lớn insulin chịu nhiều áp lực dẫn đến tế bào bị phá hủy, và làm mất bớt sản lượng insulin.
Những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cần phải tiêm insulin, vì một trong hai lý do sau:
Kém nhạy với insulin: Thừa cân gây ra tình trạng cơ thể phản ứng ít nhạy cảm hơn với insulin nghĩa là insulin mất khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Những người có độ nhạy cảm với insulin thấp thường cần phải tiêm insulin để tránh tăng đường huyết.
Suy yếu tế bào beta: Nếu cơ thể bạn kháng insulin, insulin được sản sinh nhiều hơn để duy trì lượng đường trong máu của bạn ổn định, nghĩa là tuyến tụy phải làm việc nhiều. Theo thời gian, các tế bào beta có thể bị phá hủy do chịu áp lực liên tục, và dẫn đến ngừng sản xuất insulin hoàn toàn.
Sau cùng, bạn có thể gặp tình trạng tương tự như bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, đó là cơ thể không có khả năng sản xuất ra lượng insulin đủ để duy trì, kiểm soát lượng đường trong máu, do đó cần tiêm insulin trong những ca bệnh này.