Phân biệt thuỷ đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn khác để điều trị đúng cách

Phân biệt thuỷ đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn khác để điều trị đúng cách
Bệnh thuỷ đậu mặc dù không còn phổ biến như trước những vẫn hoàn toàn có thể mắc phải vào mùa đông, xuân. Phân biệt thuỷ đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn giúp chúng ta có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Một số bệnh có dấu hiệu tương tự với thủy đậu có thể gây khó khăn khi chẩn đoán dẫn đến chăm sóc, điều trị sai phương pháp. Do đó, phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhẫm lẫn là điều cần thiết. Việc này giúp cho quá trình điều trị chính xác và hiệu quả hơn, đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Thuỷ đậu là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính thường xảy ra vào hai mùa đông và xuân. Bệnh thủy đậu do vvaricella zoster một loại virus thuộc họ Herpesviridae gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Một trong những triệu chứng đặc trưng của thủy đậu là phát ban mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Hiện nay bệnh thủy đậu chưa có thuốc đặc trị virus. Phương pháp điều trị chủ yếu ở chế độ chăm sóc và chữa các triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn giúp điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.

Phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn để điều trị đúng - Ảnh 1.

Cách phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn - Ảnh: Internet

Phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn khác

Như đã nói ở trên, dấu hiệu đặc trưng của thủy đậu là phát ban đỏ, hồng, mụn nước chứa dịch mủ. Đây cũng là dấu hiệu thường thấy ở nhiều bệnh ngoài da khác. Do đó, phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn là rất cần thiết. Dưới đây là dấu hiệu của thủy đậu và các bệnh dễ nhầm lẫn phổ biến.

1. Thủy đậu với sởi

Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn thủy đậu với sởi khi mới xuất hiện dấu hiệu bệnh. Điều này dẫn đến việc bệnh không được điều trị kịp thời và trở nên nghiêm trọng hơn.

- Để phân biệt thủy đậu với sởi chúng ta dựa vào các dấu hiệu đặc trưng của từng bệnh. Bệnh nhân sởi thường có phát ban nhỏ mỏng trên bề mặt da. Ban mọc theo thứ tự từ mặt lan xuống chân và toàn thân.

+ Đặc điểm của ban sở có dạng sẩn, gồ lên trên bề mặt da. Khi tan hết thường để lại vết thâm thường gọi là "vằn da hổ". Bệnh nhân sởi thường có triệu chứng đặc trưng đi kèm là chảy nước mũi, ho và đỏ mắt.

+ Khi các ban sởi xuất hiện bệnh nhân sẽ hết sốt dần. Trong trường hợp còn sốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

- Khi bị thủy đậu, cơ thể bệnh nhân xuất hiện các nốt bản đỏ hồng, ngứa ngáy. Sau đó phát triển nhanh thành mụn nước. Vị trí mọc đầu tiên là đầu, mặt, ngực, lưng sau đó lan ra toàn thân.

+ Khi bị nhiễm khuẩn các nốt ban có mủ dịch vàng. Các nốt mụn nước sẽ tự vỡ sau 7 -10 ngày xuất hiện và khô lại, sau đó bong vảy và hồi phục.

>> Đọc bài viết chi tiết hơn về hướng dẫn Phân biệt bệnh sởi và bệnh thủy đậu bằng cách nào?

Phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn để điều trị đúng - Ảnh 2.

Phân biệt thủy đậu với sởi - Ảnh: Internet

2. Phân biệt thủy đậu với sốt phát ban

- Dấu hiệu đặc trưng của sốt phát ban là sốt cao liên tục kèm theo các nốt ban đỏ, mịn và sáng. Các nốt ban ít gồ lên bề mặt dà và nổi đồng loạt lên khắp cơ thể. Sau khi khỏi bệnh thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

- Trong khi đó người bệnh bị thủy đậu thường có biểu hiện sốt nhẹ. Bệnh khởi phát đột ngột với các dấu hiệu đặc trưng là nổi mụn nước ở mặt, các chi và lan ra toàn thân trong vòng 12 - 24 giờ.

+ Nốt mụn nước có đường kính từ 1 - 3mm nổi gồ ghề trên bề mặt da. Đối với các trường hợp bệnh nặng, kích thước mụn nước có thể lên đến 10mm, có màu đục, chứa mủ bên trong.

+ Bệnh có khả năng để lại các vết sẹo xấu xí trên da nếu không được chăm sóc đúng cách. Đồng thời các nốt mụn rất dễ nhiễm trùng khi bị vỡ trước thời hạn.

3. Bệnh thủy đậu và Zona thần kinh khác nhau như thế nào?

Thuỷ đậu và Zona thần kinh có chung nguyên nhân gây bệnh là virus Varicella zoster. Tuy nhiên thủy đậu là do virus lần đầu tấn công cơ thể. Còn Zona thần kinh là do virus tái hoạt động trở lại.

- Thủy đậu có dấu hiệu ban đầu là sốt, đau nhức cơ thể. Sau đó mới xuất hiện các nốt ban, mẩn đỏ phát triển thành mụn nước gây ngứa ngáy. Các nốt mụn này không chỉ xuất hiện một vùng da nhất định mà lan nhanh khắp cơ thể.

- Biểu hiện của Zona thần kinh là các nốt mụn nước xuất hiện trên một vùng da nhất đinh. Mọc thành từng chùm gây đau rát kéo dài cho người bệnh. Bị Zona thần kinh ở mắt và môi là 2 vị trí nguy hiểm nhất có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm.

=>> Kiến thức về thủy đậu và zona thần kinh, phân biệt qua bài viết: Thủy đậu và zona thần kinh dễ gây nhầm lẫn, phân biệt bằng cách nào?

Phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn để điều trị đúng - Ảnh 3.

Phân biệt thủy đậu với Zona thần kinh - Ảnh: Internet

4. Phân biệt thủy đậu với đậu mùa

Thuỷ đậu và đậu mùa là hai loại bệnh dễ nhầm lẫn nhất do có nhiều triệu chứng tương tự như: Bệnh thường khởi phát đột ngột với các dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn.

Cả hai loại bệnh đều có dấu hiệu nốt mụn nước có mủ xuất hiện trên da gây tổn thương kéo dài từ 2 - 4 ngày trước khi vỡ ra, bong vảy và để lại thâm, sẹo. Để phân biệt hai loại bệnh này chúng ta cần dựa vào các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt.

- Ngoài các dấu hiệu trên bệnh đậu mùa còn có biểu hiện đau nhức cơ thể, gây khó khăn khi cử động. Các nốt ban đậu mùa tập trung nhiều ở tay, chân. Ban đầu có những chấm nhỏ ở lưỡi, bên trong khoang miệng, có khả năng truyền một lượng lớn virus vào cổ họng. Nốt ban đậu mùa có kích thước nhỏ hơn và lượng dịch trong mụn ít hơn thủy đậu.

Các nốt đậu mùa nhỏ hơn, lượng dịch trong các nốt mụn ít hơn. Các nốt mụn nước thủy đậu trông giống như các bong bóng nước, dễ vỡ và gây nhiễm trùng nếu không giữ gìn vệ sinh.

- Các nốt ban thủy đậu xuất hiện nhiều ở mặt, bụng, lưng, ngực và rải rác ở tay. Vị trí phát ban xuất hiện lần lượt bắt đầu từ mặt, ngực sau đó mới lan nhanh ra các phần còn lai của cơ thể. Các nốt ban dạng như bong bóng nước, dễ vỡ, gây nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Thời gian ủ bệnh thủy đậu kéo dài từ 10 -21 ngày. Còn thời gian ủ bệnh của đậu mùa chỉ kéo dài từ 7 - 14 ngày. Về mức độ nguy hiểm thì đậu mùa có khả năng đe dọa tính mạng cao hơn thủy đậu. Tỷ lệ chết người do bệnh đậu mùa rơi vào khoảng 15 - 20%.

Phân biệt thuỷ đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn khác để điều trị đúng cách - Ảnh 5.

Phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn như bệnh đậu mùa - Ảnh Internet

5. Thủy đậu với tay chân miệng

Cả thủy đậu và tay chân miệng đều có triệu chứng khởi phát là sốt, nổi ban dạng phỏng nước. Cả hai bệnh đều có khả năng lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc vật mang mầm bệnh.

Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt 2 loại bệnh thông qua những điểm đặc trưng như sau:

- Về thời gian mắc bệnh: Thủy đậu phát triển mạnh vào mùa đông, xuân hàng năm. Còn đỉnh dịch tay chân miệng thường vào hai thời điểm là tháng 3 - 5 và tháng 9 - 11.

- Về lứa tuổi mắc bệnh: Thủy đậu thường gặp ở trẻ em từ 1 - 14 tuổi. Còn tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi.

- Về các dấu hiệu đặc trưng

+ Ban thủy đậu mọc ở nhiều giai đoạn dưới dạng ban đỏ, nốt sần, phỏng nước trong, phỏng nước đục, nốt có vảy mọc xen kẽ nhau. Các nốt phỏng nước gây cảm giác ngứa, đau nhức, khó chịu.

+ Phỏng nước tay chân miệng thường không ngứa, không đau. Ban đỏ, có mụn nước hình bầu dục, mọc ở những vị trí điển hình như lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông.

Đặc biệt nốt mụn có thể mọc ở miệng, họng gây loét miệng khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, biếng ăn và quấy khóc.

> Nhận biết bệnh tay chân miệng với các bệnh có triệu chứng tương tự

Phân biệt thủy đậu với các bệnh dễ nhầm lẫn để điều trị đúng - Ảnh 4.

Phân biệt thủy đậu với chân tay miệng - Ảnh: Internet

6. Phân biệt thủy đậu với Rubella

Để phân biệt thủy đậu với rubella chủ yếu dựa vào đặc điểm của các nốt phát ban.

- Phát ban do Rubella khá giống với bệnh sởi, tuy nhiên có dấu hiệu nhẹ hơn. Các nốt ban trên da có dạng chấm đỏ, mọc rải rác, không có quy luật nhất định. Nốt phát ban có màu hồng hoặc đỏ, khi hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại dấu vết trên da.

- Phát ban thủy đậu là các mụn nước lan khắp toàn thân. Thường bị vỡ ra, khô lại và đóng vảy sau 4 - 7 ngày xuất hiện.

Các nốt ban ở nhiều trạng thái, có thể mới mọc, có thể đang mưng mủ hoặc đã khô đầu và bong tróc. Trong quá trình phát ban nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể để lại sẹo xấu sau khi lành.

Thủy đậu là bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nhiều biến chứng và mất thẩm mỹ do để lại sẹo. Phân biệt thủy đậu với một số bệnh dễ gây nhầm lẫn đem lại hiệu quả giúp bạn có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời để người bệnh nhanh lành.

Ngoài ra, tiêm vaccine thủy đậu là cách phòng tránh hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó bạn cần hạn chế tiếp xúc với người khác. Đặc biệt không tiếp xúc trực tiếp với người bị thủy đậu và các dịch tiết mang mầm bệnh.

Thực hiện đúng các nguyên tắc phòng bệnh như giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Vệ sinh đồ dùng cá nhân bằng nước nóng và phơi khô trước khi sử dụng để phòng tránh bệnh hiệu quả.


Tác giả: HT