Phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn?

Phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn?
Làm cách nào để phân biệt lợi khuẩn và bào từ lợi khuẩn? Qua các đặc điểm được phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây, bạn sẽ tìm được sự khác nhau giữa 2 khái niệm này.

Một sai lầm mà phụ huynh thường mắc phải đó là cho rằng chỉ cần bổ sung lợi khuẩn cho trẻ là có thể giúp trẻ cải thiện được hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, quan điểm này chỉ đúng đối với với bào tử lợi khuẩn. Việc hiểu rõ và phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn sẽ giúp cho phụ huynh có thể lựa chọn đúng loại men vi sinh chất lượng để bổ sung cho trẻ.

1. Đặc điểm của lợi khuẩn

Để phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn, cần nắm được đặc điểm của mỗi loại. Lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn có vai trò và công dụng khác nhau. 

Về đặc điểm của lợi khuẩn, trong cơ thể của mỗi người có một hệ cân bằng vi khuẩn đường ruột bao gồm khoảng hơn 100.000 tỷ vi khuẩn sống cùng với nhau. Trong số đó có khoảng 85% là các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Chúng có tên gọi chung là lợi khuẩn. Còn lại là 15% vi khuẩn có ảnh hưởng xấu tới cơ thể, chúng được gọi chung là hại khuẩn.

Những lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn ở trong hệ vi khuẩn đường ruột có nhiệm vụ ức chế và kìm nén sự phát triển không kiểm soát được của các hại khuẩn. Ngoài ra chúng còn có nhiệm vụ là hỗ trợ cho hệ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.

Bên cạnh đó do khoảng 80% hệ miễn dịch của trẻ nhỏ nằm ở đường ruột bởi vậy nên các lợi khuẩn còn có chức năng góp phần hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Bởi vậy có thể nói đạt được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là một bước đệm để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhờ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn cũng giống như toàn bộ các sinh vật sống khác, chúng ở trong hệ tiêu hóa cũng chỉ có thời gian sống nhất định. Sau đó, lợi khuẩn bị đào thải ra ngoài hoặc bị tiêu diệt trong cơ thể bởi một vài nguyên nhân nào đó. Đó có thể là do chế độ ăn uống không khoa học hoặc bị tiêu diệt bởi việc sử dụng thuốc kháng sinh.

Bởi vậy để có thể đảm bảo lượng lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn trong cơ thể cần phải bổ sung thường xuyên và kịp thời lợi khuẩn. Nếu không lượng hại khuẩn sẽ phát triển và gây ra các ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của cơ thể.

Các loại lợi khuẩn không chỉ xuất hiện ở trong phần ruột của con người mà còn xuất hiện ở trong nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày. Ví dụ như sữa chua, dưa muối hay kim chi,... Bên cạnh đó còn được con người sử dụng công nghệ để chế tạo thành các men vi sinh.

Bởi lợi khuẩn thường rất dễ chết và khó có thể tồn tại được dưới ánh sáng, nhiệt độ thường, độ ẩm và nhất. Chúng cũng khó có thể vượt qua được môi trường acid của dịch vị dạ dày trong cơ thể. Do vậy con người đã tiến hành nghiên cứu ra các bào tử lợi khuẩn để giúp khắc phục các đặc điểm này của lợi khuẩn.

2. Đặc điểm của bào tử lợi khuẩn

Việc đầu tiên để phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn đó là cần biết rằng bào tử lợi khuẩn thật ra là những vi khuẩn sống tồn tại ở dưới dạng ''ngủ đông''. Chúng có cấu trúc bao gồm nhiều lớp ''áo giáp'' nhờ vậy sẽ giúp cho các bào tử này có thể thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc vượt qua hàng rào tiêu hóa và sẽ không bị môi trường acid trong dạ dày tiêu diệt như các loại lợi khuẩn thông thường. Nhờ vậy sẽ giúp cơ thể có thể hấp thụ và sẽ đem tới nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Một đặc điểm để phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn nữa đó là hình thái. Trước hết thuật ngữ "bào tử'' được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại, nó mang ý nghĩa là ''hạt giống hay sự gieo hạt''. Đây là một từ mang ý nghĩa nhằm để chỉ khả năng nảy mầm hay sự phát triển thành các loại lợi khuẩn khi gặp được các điều kiện môi trường cần thiết và phù hợp.

Điểm khác về đặc điểm hình thái của bào tử lợi khuẩn đó là chúng có một cấu trúc khá đặc biệt. Phần lõi của bào tử là một nhiễm sắc thể đang ở trong trạng thái bất hoạt và bị đè chặt. Ở xung quanh lõi bào tử có các lớp vỏ xung quanh, trong đó có chứa nhiều peptidoglycan, protein và một số các loại enzyme khác nhau.

Các lớp vỏ này được sắp xếp thành từng lớp chồng lên nhau. Chúng có nhiệm vụ giúp bảo vệ phần lõi của bào tử tránh khỏi các ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ cao, dung môi, enzyme hay thuốc kháng sinh.

Bởi có cấu tòa có chứa nhiều lớp vỏ này mà bào tử lợi khuẩn sẽ có khả năng sống sót cao hơn khi so với các loại lợi khuẩn thông thường khi chúng đi qua dạ dày. Khi các bào tử lợi khuẩn thuận lợi đi vào ruột non, lúc này nhờ các yếu tố thuận lợi trong ruột chúng sẽ dần nảy mầm và phát triển trở thành các tế bào trưởng thành.

3. Vì sao cần phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn

Hiện nay vẫn chưa thể nào xác định được chính xác số lượng lợi khuẩn sống sót ở bên trong ruột non. Bởi việc lợi ích của việc bổ sung các loại lợi khuẩn vẫn chưa có các kết luận chính xác.

Bởi vậy sự phân biệt lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn rõ ràng nhất đó là các bào tử lợi khuẩn sẽ không bị các acid ở trong dạ dày và dung môi hữu cơ trong cơ thể tiêu diệt. Nên sẽ giúp chúng có thể xuyên qua dạ dày tới ruột non nơi có thể thuận lợi để phát triển trở thành các vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

Từ đó sẽ đem đến các ảnh hưởng tích cực tới cơ thể như góp phần vào việc ức chế ảnh hưởng và sự phát triển của các hại khuẩn. Đồng thời hỗ trợ cơ thể thiết lập được hệ cân bằng vi sinh vật đường ruột.

Theo như các nghiên cứu về lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn được tiến hành đều cho kết quả rằng các bào tử lợi khuẩn không những có khả năng tạo ra các loại enzym tiêu hóa. Nhờ đó giúp cho hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Không chỉ vậy, nó còn không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho trẻ.

Việc phụ huynh nắm được cách phân biệt lợi khuẩn và bảo tử lợi khuẩn để giúp trẻ bổ sung lợi khuẩn. Tuy nhiên những kiến thức về lợi khuẩn và bào tử lợi khuẩn vẫn là chưa đủ. Do đó, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm men vi sinh có chứa các loại bào tử lợi khuẩn phù hợp để giúp cho trẻ giảm bớt biếng ăn, chán ăn hay ăn không tiêu.


Tác giả: Lê Thọ Hưng