Triệu chứng ho: Khi nào là bệnh thông thường, khi nào là dấu hiệu ung thư phổi?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Triệu chứng ho: Khi nào là bệnh thông thường, khi nào là dấu hiệu ung thư phổi?
Ho do các bệnh lý thông thường và ho là dấu hiệu sớm của ung thư phổi khác nhau như thế nào?

Có những người bị cảm cúm nên thường xuyên bị ho nhưng bên cạnh đó cũng có những người xuất hiện các cơn ho là dấu hiệu sớm của ung thư phổi.

Ho là một hội chứng gây khó chịu cho người bệnh, có những người chỉ ho khoảng hai ba ngày là sẽ đỡ, bên cạnh đó cũng có những người ho kéo dài mãi không khỏi cho dù đã uống thuốc nhưng triệu chứng bệnh vẫn cứ kéo dài dai dẳng.

Nhiều người không nghĩ đến trường hợp có những dạng ho không phải là bệnh truyền nhiễm cho dù có uống thuốc kháng sinh lâu dài mà cũng không thu lại được kết quả.

Trên thực tế, thì bệnh ho có mối liên hệ mật thiết với rất nhiều các loại bệnh khác nhau. Các loại bệnh phổ biến thường thấy như: viêm phế quản, cảm lạnh trúng gió, dị ứng nặng, hen suyễn, viêm họng hay viêm phổi - và, thậm chí đó có thể là dấu hiệu sớm ung thư phổi.

Vậy làm cách nào để phân biệt được ho do ung thư phổi gây ra và ho thông thường? Nếu như bạn quan sát thấy được bất kì một kiểu ho nào dưới đây, thì ngay lập tức cần phải đến cơ sở y tế kiểm tra ngay, để không trì hoãn thêm việc điều trị bệnh:

1. Những tràng ho sặc sụa hoặc ho ngắt quãng gây co thắt tim phổi

Khi ăn các món ăn cay, nóng hoặc sống/làm việc trong môi trường có không khí bị ô nhiễm với nồng độ dày đặc, họ có thể sẽ bị ho ngắt quãng hoặc sặc sụa nhưng dựa trên yếu tố nguy cơ thì đây không phải là dấu hiệu của ung thư phổi.

Nhưng nếu như bạn không thuộc trong 2 trường hợp kể trên mà mỗi ngày bạn vẫn ho và kèm theo các dấu hiệu tăng nặng như ho gây thắt tim phổi, thì hãy cẩn thận bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư phổi.

2. Ho khan kích thích

Dấu hiệu sớm ung thư phổi có thể quan sát khi bạn ngửi thấy một mùi vị gây khó chịu (khói, sơn,...) và cơn ho khan kéo đến nhưng rất lâu sau mới dừng lại. Đây là biến chứng của ho hen hay viêm phế quản dị ứng.

Biểu hiện cụ thể hơn là các cơn ho mạn tính mà không rõ lý do bị kéo dài cho dù đã sử dụng kháng sinh trong khoảng thời gian hơn hai tháng, kèm theo cơn ho quan sát thấy một chút dịch nước bọt trắng hoặc đờm cùng với các phản ứng như chảy nước mũi, hắt hơi.

3. Ho kích thích

Nếu như ho xuất hiện với tần số dày như bị kích thích và bạn có cảm giác như ho không hết và cứ nằm trong cổ họng. Ho không có đờm hoặc chỉ có một chút ít nước bọt màu trắng, khi khạc ra thì cũng nên cẩn trọng.

Ngoài ra, nếu như thuộc các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp, biểu hiện cổ họng khi ho khạc ra đờm, nhưng tiến hành điều trị trong khoảng 2 tuần mà vẫn không nhận thấy có hiệu quả thì nên bạn nghĩ đến việc tầm soát ung thư phổi.

4. Ho ra máu hoặc đờm có dính máu

Nếu như bạn bị ho có đờm mà dính máu, hay thậm chí là ho ra máu trong thời gian quá 5 ngày thì bạn bắt buộc phải đi khám ngay lập tức bởi nguy cơ bị ung thư phổi là rất cao.

5. Ho liên tục trong khoảng 3 tuần

Trước đó đã từng có trường hợp một bệnh nhân nữ liên tục ho hơn 1 tháng, cho đến khi đi khám mới phát hiện ra bị mắc ung thư phổi giai đoạn cuối (di căn). Vì thế, với những cơn ho bị kéo dài hơn 3 tuần thì bạn cần phải đi khám ngay.


Tác giả: KP