Phân biệt gai cột sống và gai đôi cột sống

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phân biệt gai cột sống và gai đôi cột sống
Về bản chất bệnh gai đôi cột sống cũng là hiện tượng hình thành gai xương trên thân đốt sống làm ảnh hưởng đến đĩa sụn, dây chằng… Tuy nhiên gai cột sống và gai đôi cột sống cũng vẫn có những điểm khác nhau.

1. Gai cột sống và gai đôi cột sống là gì?

1.1 Gai cột sống

Bệnh gai cột sống là phần gai xương mọc ra ở hai bên cột sống hoặc mặt ngoài của đốt sống lưng, ngực, cổ. Bệnh là sự phát triển của xương gai trên thân các đốt sống, ở các dây chằng xung quanh khớp, ổ khớp đĩa sụn…Theo các nghiên cứu thì các mỏm xương này chủ yếu do sự lắng đọng canxi mà phát triển, gây xuất hiện các điểm lồi nhô.

Gai cột sống có thể xuất hiện ở cả cột sống thắt lưng và cổ. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: đau buốt, nóng rát vùng cột sống bị gai, hạn chế vận động, giảm khả năng tự chủ trong các hoạt động ở các chi, thậm chí là tàn phế suốt đời.

1.2. Gai đôi cột sống

Về bản chất bệnh gai đôi cột sống cũng là hiện tượng hình thành gai xương trên thân đốt sống làm ảnh hưởng đến đĩa sụn, dây chằng… Tuy nhiên điểm khác biệt với gai cột sống thông thường nằm ở đốt sống L5-S1, nhìn vào hình ảnh X-quang bạn có thể thấy rằng cột sống như bị tách làm đôi ở vị trí cuối đốt sống L5, đầu S1.

Gai đôi cột sống hay tật nứt đốt sống là một dị tật bẩm sinh từ lúc sinh ra do trong quá trình hình thành từ bào thai ống thần kinh đóng không hoàn toàn và phần xương sống nằm phía trên của dây sống cũng không đóng hoàn toàn. Gai đôi thường gặp ở đoạn cột sống thắt lưng – cùng là nơi hai mẫu gai ghép lại chậm hơn các đốt sống phía trên và sự cốt hóa ở đoạn đốt sống này cũng chỉ hoàn thiện khi cơ thể trên 10 tuổi.

Một số khác bị là do chấn thương từ những tác động ở bên ngoài vào phần thắt lưng làm tổn thương các đốt xương L4 L5 S1.

Gai đôi cột sống S1 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị sớm có thể khiến người bệnh bị tê liệt, mất khả năng vận động, vẹo cột sống, đại tiểu tiện không tự chủ,…

2. Nguyên nhân của gai cột sống và gai đôi cột sống

Điểm giống nhau giữa gai cột sống và gai đôi cột sống nằm ở nguyên nhân gây bệnh. Những nguyên nhân này bao gồm:

- Viêm nhiễm cục bộ: Gai cột sống và gai đôi cột sống có thể do viêm xương, viêm gân gây kích thích tái tạo tế bào xương dẫn đến phần xương thừa chồi ra hình thành nên gai xương.

- Chấn thương cột sống: Điều này khiến cho xương tự kích hoạt chức năng tái tạo thêm xương. Nếu quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần gây cho phần xương bồi đắp quá nhiều và ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.

- Di chứng từ các bệnh lý xương khớp khác: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống….

- Giới tính: Phụ nữ tiền mãn kinh có khả năng bị gai cột sống và gai đôi cột sống khá cao vì những thay đổi trong cơ thể. Tuy nhiên bệnh lại thường gặp ở nam giới và nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường.

- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Tư thế sai khi làm việc, ngồi quá lâu, mang vác vật nặng sai cách,… cũng là nguyên nhân gây bệnh phổ biến.

3. Phân biệt gai cột sống và gai đôi cột sống qua triệu chứng

Gai đôi cột sống

Hiện nay cách phân loại gai đôi cột sống phổ biến nhất là chia làm 03 loại: Gai đôi cột sống ẩn (spina bifida occulta), gai đôi có nang (spina bifida cystica) và thoát vị màng não. Đa phần gai đôi cột sống ở người trưởng thành là ở thể ẩn, không có triệu chứng, thường chỉ tình cờ phát hiện được qua chụp X-quang. Gai đôi ở trẻ em thì nguy hiểm hơn vì nơi hở thường lớn dễ gây thoát vị tủy - màng tủy.

Theo các nghiên cứu thì không có mối liên hệ giữa đau lưng và gai đôi cột sống. Song triệu chứng đau thường nặng hơn ở những người có gai đôi. Tuy vậy cũng có trường hợp gai đôi cột sống có thoát vị tủy – màng tủy lại gây ra những triệu chứng nghiêm trọng ở người bệnh. 

Trong dạng này tổn thương hở cung sau đốt sống dẫn đến dịch não tủy, màng cứng, màng nhện tủy và tủy sống lồi ra sau tạo thành một khối thoát vị ở phía sau lưng.

Tùy theo mức độ, thành phần thoát vị, vị trí khối thoát vị mà biểu hiện những triệu chứng khác nhau như:

+ Bất thường vận động, yếu chi, liệt chi.

+ Bất thường về thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn gây rối loạn tiểu tiện, đại tiện.

+ Cong vẹo cột sống, gù, gãy xương, trật khớp.

+ Các bất thường về nghe, nhìn.

+ Động kinh.

Gai cột sống thông thường

Bệnh gai cột sống có những biểu hiện không cách rõ ràng, rất khó nhận biết. Người bệnh chỉ biết mình bị gai cột sống khi bệnh đã tiến triển được lâu và có những cơn đau khó chịu phải đi khám hay một cách tình cờ khi tới bệnh viện khám tổng quát. Các triệu chứng thường gặp là đau vai, đau buốt thắt lưng, tê bì chân tay... Có thể kể tới những biểu hiện hay gặp như:

- Xuất hiện đau buốt ở cổ hoặc thắt lưng: Ban đầu sẽ chỉ là những biểu hiện xơ, cứng và mỏi cột sống lưng, cổ. Càng về sau, vùng bị gai cột sống càng đau nhiều thậm chí là cảm giác đau buốt. Đặc biệt là khi bệnh nhân vận động như đi lại hoặc đứng lên. Đau sẽ tăng lên khi hoạt động và giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi. 

- Đau lan ra các chi: Trường hợp gai đốt sống cổ nặng, cơn đau có thể lan tới vai thậm chí còn đau lan qua hai tay. Trường hợp gai cột sống lưng ngoài gây đau ở lưng, còn đau dọc xuống hai chân.

- Tê bì, mất cảm giác ở các chi: Khi bị gai cột sống, cơ bắp cũng dần yếu đi do sự chèn ép của gai xương với dây thần kinh nhất là ở tay và chân. 

- Rối loạn, chèn ép dây thần kinh: Người bệnh có những biểu hiện như tụt huyết áp, tăng tiết mồ hôi, mất cân bằng , khó thở... 

- Mất kiểm soát đường tiểu tiện và/hoặc đại tiện: Đây là những biểu hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng. Nguyên nhân là do đường ống dẫn tủy đã bị thu hẹp, người bệnh không thể tự mình kiểm soát được việc đi đại tiện, tiểu tiện, thậm chí tự đại tiểu tiện ra quần.

Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh gai cột sống còn có thêm các triệu chứng khác như: Mất có cảm giác ở phần cột sống có gai xương, cơ thể mệt mỏi, khó vận động, sút cân...


Tác giả: Thúy Nga