Phân biệt chứng cường giáp và suy giáp

Phân biệt chứng cường giáp và suy giáp
Cường giáp và suy giáp là hai bệnh lý tương đối phổ biến của tuyến giáp nên dễ gây nhầm lẫn. Hãy tham khảo bài viết này để phân biệt được hai chứng bệnh này.

1. Bệnh cường giáp và suy giáp 

Tuyến giáp là một cơ quan nội tiết vô cùng quan trọng của cơ thể, nằm dưới thanh quản. 

Tuyến giáp đảm nhiệm rất nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động duy trì sự sống của cơ thể con người, khi tuyến giáp bị tổn thương hoặc suy yếu vô hình chung các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. 

Theo như các nghiên cứu, nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp cao gấp 4 lần nam giới. Thậm chí, nhiều bệnh nhân còn không biết mình mắc phải bệnh gì bởi vì họ không biết các triệu chứng của bệnh. 

Trong rất nhiều vấn đề có thể xảy ra ở tuyến giáp thì chứng cường giáp và suy giáp là những bệnh lý điển hình gây nguy hại cho sức khỏe. Vậy làm sao để phân biệt chứng cường giáp và suy giáp?

Ảnh 2.

Cường giáp và suy giáp là hai bệnh lý khá phổ biến ở tuyến giáp. Ảnh: Internet

2. Phân biệt chứng cường giáp và suy giáp 

2.1.  Chứng suy giáp

Tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp được gọi là suy giáp. Sự viêm nhiễm, xâm hại vi khuẩn, hoặc sự xuất hiện của các loại ung bướu chèn ép tuyến giáp, thiếu i-ốt có thể là nguyên nhân gây ra suy giáp. 

Suy giáp là bệnh có thể xảy ra ở cả hai giới nhưng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ 60 tuổi trở lên.

Một số biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân suy giáp như:

- Bệnh nhân có cảm giác chán nản, trở nên chậm chạp thậm chí là hôn mê khi lượng hormone được sản sinh bị suy giảm.

- Suy giáp có thể gây ảnh hưởng lên thanh quản khiến giọng nói bệnh nhân thay đổi, khả năng nghe cũng trở nên kém hơn.

- Suy giáp còn gây ra tình trạng vôi hoá da làm da trở nên dày, đồng thời làm mỏng lông mày của bệnh nhân.

- Bệnh nhân cũng có thể gặp phải cơn đau cơ đau khớp đặc biệt là khi hoạt động thể chất.

- Gây suy giảm ham muốn tình dục vì lượng hormone giới tính sản sinh ra ít.

Để điều trị chứng suy giáp, bệnh nhân suy giáp cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc và nên chia nhỏ bữa ăn. Luyện tập thể thao điều độ thường xuyên để giảm căng thẳng và cân bằng thể chất. Suy giáp có thể gây ra các hiện tượng hôn mê, trầm cảm tâm lý nên yoga, massage và thiền sẽ là sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân thư giãn.

Ngoài ra, bệnh nhân suy giáp có thể cảm thấy mệt mỏi suy nhược nên cần đi ngủ sớm và đúng giờ để cân bằng lại nguồn năng lượng.

Ảnh 3.

Mắc các chứng cường giáp và suy giáp khiến bệnh nhân hay mệt mỏi và mất kiểm soát cân nặng. Ảnh: Internet

2.2. Chứng cường giáp

Cường giáp hay còn gọi là nhiễm độc giáp là tình trạng tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone trong cơ thể. Sự hình thành của bướu cổ đa bào, u tuyến tính độc, viêm tuyến giáp và dư thừa i-ốt có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

Một số triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân cường giáp:

- Việc quá nhiều hormone tuyến giáp trong cơ thể được tiết ra có thể gây ra biểu hiện đói, thèm ăn dẫn đến ăn quá nhiều làm mất kiểm soát cân nặng.

- Vì quá trình chuyển hoá diễn ra nhanh hơn khi cơ thể nạp nhiều chất dinh dưỡng nên quá trình lọc ở thận cũng diễn ra mạnh khiến bệnh nhân buồn tiểu liên tục, đồng thời cảm thấy khát nước thường xuyên hơn.

- Ngoài ra bệnh nhân cường giáp còn gặp phải một biểu hiện rất đặc trưng là run tay.

- Những lưu ý cho bệnh nhân cường giáp: Bệnh nhân cường giáp cần hạn chế sử dụng i- ốt và các thực phẩm như kem, pho mát, sữa chua và bơ, cá, sushi, động vật có vỏ, tảo bẹ và rong biển. Đặc biệt, người bệnh cần phải uống thật nhiều nước để bù đắp lượng nước hao hụt. Bệnh nhân cũng có thể thử thực hành phương pháp thiền định để kiểm soát ổn định tâm lý.

Trên đây là những kiến thức về hai chứng bệnh phổ biến ở tuyến giáp, đó là cường giáp và suy giác. Hi vọng bài viết giúp bạn phân biệt rõ cường giáp và suy giác cũng như các triệu chứng và lưu ý khi điều trị hai căn bệnh này. 

Tác giả: Huyền Trang