Phân biệt chất đạm động vật và đạm thực vật như thế nào?

Phân biệt chất đạm động vật và đạm thực vật như thế nào?
Phân biệt chất đạm động vật và đạm thực vật là cần thiết để có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp, tận dụng tối đa vai trò của chất đạm với cơ thể.

Chất đạm hay protein là thành phần có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trong cơ thể chúng ta như cơ, bắp, da, xương, tóc... Hiểu được sự khác nhau, ưu nhược điểm và phân biệt chất đạm động vật hay thực vật sẽ giúp chúng ta tận dụng tối đa vai trò của chúng đối với cơ thể.

Vậy phân biệt chất đạm động vật và đạm thực vật như thế nào? Do có nguồn cung cấp khác nhau nên việc phân biệt chất đạm động vật và đạm thực vật khó có thể nhận ra bằng mắt thường.

1. Phân biệt chất đạm động vật và chất đạm thực vật qua hàm lượng acid amin

Trong quá trình tiêu hóa, chất đạm sẽ bị phân hủy thành các acid amin, sẽ có khoảng 20 loại acid amin thiết yếu và không thiết yếu được cơ thể con người sử dụng. Cơ thể không thể tự tạo ra một số loại acid amin thiết yếu và phải được cung cấp thông qua chế độ ăn uống.

Cả protein và acid amin đều đóng vai trò quan trọng trong hầu hết quá trình trao đổi chất trong cơ thể người. 

Chính vì vậy, yếu tố đầu tiên để phân biệt chất đạm động vật và đạm thực vật là dựa vào hàm lượng acid amin. Nếu như đạm động vật có chứa lượng lớn tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể con người thì một số đạm thực vật lại chỉ chứa một số ít các loại acid amin thiết yếu.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thực phẩm chứa đạm động vật có nhiều chất dinh dưỡng hơn thực phẩm chứa đạm thực vật, Tuy nhiên, cũng có nhiều chất dinh dưỡng được tìm thấy trong thực vật mà không có trong động vật. 

Chính vì thế, việc phân biệt chất đạm động vật và đạm thực vật có thể giúp sử dụng cân bằng các thực phẩm. Đây là phương án tốt nhất để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

2. Phân biệt qua lợi ích sức khỏe

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, một chế độ ăn giàu đạm thực vật hay ăn chay sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trên thực tế, những người ăn chay trường sẽ kiểm soát cân nặng tốt hơn, cholesterol thấp và huyết áp ổn định, phòng ngừa hiệu quả nguy cơ đột quỵ, ung thư và tử vong vì bệnh tim cũng thấp hơn.

Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu đạm thực vật cũng sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. 

Cần lưu ý việc phân biệt đạm động vật hay đạm thực vật và sự khác biệt giữa chúng không làm giảm các nguy cơ nói trên. Điều này là do khẩu phần ăn kết hợp với lối sống lành mạnh tổng thể.

So với đạm thực vật, protein đến từ động vật cũng có tác động tích cực đến sức khỏe mặc dù không lành mạnh bằng. 

Có thể ví dụ như: các loại thịt gia cầm, cá hoặc sữa ít béo giúp nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ăn trứng sẽ giúp cải thiện mức cholesterol và giảm cân hiệu quả. Thường xuyên ăn chất đạm động vật sẽ giúp tăng khối lượng cơ nạc và giảm mất cơ do nguyên nhân tuổi tác gây ra.

3. Phân biệt qua giá trị dinh dưỡng

Phân biệt chất đạm qua giá trị dinh dưỡng do đạm động vật có xu hướng mang đến nhiều chất dinh dưỡng hơn đạm thực vật, cụ thể:

- Vitamin B12: chủ yếu được tìm thấy trong thịt, cá, thịt các loại gia cầm, các sản phẩm từ sữa... 

Vitamin D: có nhiều trong các loại cá béo, trứng, sữa... Một số thực phẩm từ thực vật cũng có chứa vitamin D nhưng không nhiều.

DHA: Tên khoa học là Acid docosahexaenoic, là một chất béo omega - 3 thiết yếu cho não bộ được tìm thấy nhiều trong các loại cá béo.

Sắt heme: có nhiều trong các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ. So với sắt không heme từ thực vật thì sắt heme được hấp thụ tốt hơn trong cơ thể người.

Kẽm: được tìm thấy nhiều trong thịt lợn, thịt bò, thịt cừu.... Cơ thể người cũng sẽ dễ dàng hấp thụ kẽm từ động vật hơn so với thực vật.

Cũng có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể được tìm thấy trong thực vật mà ở động vật không có. Chính vì thế việc phân biệt chất đạm để từ đó sử dụng khoa học, hợp lý thực phẩm từ động vật và thực vật là rất quan trọng và cần thiết.



Tác giả: Anh Dũng