Phải làm sao với trầm cảm sau sinh?

Phải làm sao với trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của mẹ và em bé. Vì vậy hôm nay chúng mình sẽ giới thiệu cho bạn một số cách điều trị trầm cảm sau sinh.

1. Thế nào là trầm cảm sau sinh?

Trầm cảm sau sinh là trước hoặc sau khi sinh con mẹ bầu có những biểu hiện bất thường hoặc những hành vi khác lạ về tâm lí. Khi mẹ bầu sinh con xong tâm lí thường bất ổn, rời vào trạng thái mất cân bằng, không biết chia sẻ cùng ai hoặc chia sẻ không ai hiểu.

Trầm cảm sau sinh đôi khi là vì mẹ luôn trong tình trạng lo lắng đến con mình, sợ em bé của mình bị bắt cóc, cũng có rất nhiều trường hợp mẹ còn giết chính đứa con yêu quý của mình.

Ảnh 1.

Trầm cảm sau sinh vô cùng nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Tìm hiểu nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau sinh

Làm thế nào để phòng tránh trầm cảm sau sinh

2. Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh

Ảnh 2.

Trầm cảm sau sinh và những nguyên nhân trầm ảm (Ảnh: Internet)

Trầm cảm sau sinh có rất nhiều nguyên nhân và chia ra làm các mức độ khác nhau từ nhẹ tới vừa và cuối cùng là nặng vừa.

Căn bệnh trầm cảm sau sinh cũng do một số nguyên nhân như sự biến đổi nội tiết tố sau sinh. Khi mà các hormone tuyến giáp có sự thay đổi, giảm nhanh chóng hay tăng lên đột ngột sẽ tạo nên cảm giác mệt mỏi khó chịu.

Ngoài ra việc thể tích máu và hệ miễn dịch yếu cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể mệt mỏi và dễ biến đổi cảm xúc.

 Vợ chồng hay người trong gia đình xảy ra mâu thuẫn, những thiếu hụt về vấn đề tài chính khiến mẹ bé gặp phải tình trạng khó khăn trong khi nuôi con, họ cảm thấy lo lắng và căng thẩng, không còn tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Nếu trước kia gia đình có người bị trầm cảm sau sinh thì khi đó nguy cơ mẹ bé mắc phải rất cao.

3. Cách điều trị trầm cảm sau sinh

3.1. Bản thân tự cố gắng điều trị trầm cảm sau sinh

Ảnh 3.

Bản thân thật cố gắng để điều trị trầm cảm sau sinh (Ảnh: Internet)

Khi mà bạn bắt đầu cảm thấy mình có dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh thì phải ngay lập tức nói với chồng hay người thân trong gia đình của mình. Tâm lí là yếu tố quan trọng quyết định bạn có chiến thắng được căn bệnh đó hay không. Bạn phải luôn tin chính mình rằng bản thân sẽ thực sự tốt hơn và bạn cần kiến nhẫn để điều trị.

Nhiều phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh sẽ phải chịu những cơn đau nhức. Bạn hãy cố gắng thư giãn và quên đi đau đớn của căn bệnh này để có thể giúp cho việc điều trị trở nên tốt hơn.

Khi mà mệt mỏi bạn hãy cứ cố gắng để tâm trạng thật tốt và nghỉ ngơi nhiều hơn. Đặc biệt bạn cần chú ý đến việc ăn uống sao cho đầy đủ để tránh bị tụt huyết áp, điều này càng khiến bệnh tình nặng nề hơn và con sẽ không có sữa để bú

3.2. Sự giúp đỡ từ người thân 

Ảnh 4.

Gia dình cần quan tâm tới mẹ bé để đẩy lùi trầm cảm sau sinh (Ảnh: Internet)

Để mẹ bé có thể khỏi được căn bệnh trầm cảm nhanh hơn thì không thể thiếu sự trợ giúp từ chính người thân mình. Bạn bè và người thân cần quan tâm động viên người bệnh kịp thời và theo dõi để có thể đưa đi khám một cách tốt nhất. Sự giúp đỡ này cực kì quan trọng.

Hãy có gắng đối xử với người bệnh một cách tốt nhất, và thấu hiểu tâm lí người bệnh. Hãy luôn bên cạnh người bệnh tránh để họ một mình, họ sẽ cảm thấy chán nản và cô độc và có thể có những hành vi không đúng đắn.

3.3. Điều trị trầm cảm bằng thuốc

Ảnh 5.

Ăn uống, ngủ nghỉ và uống thuốc đều đặn để điều trị trầm cảm sau sinh (Ảnh: Internet)

Nếu những cách trên không thuyên giảm thì bạn cần phải điều trị bằng thuốc. Nhưng tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ ngay từ đầu hoặc có thể mời bác sĩ riêng đến nhà điều trọ.

Bạn hãy cố gắng kể ra hết tất cả những khó chịu vướng mắc trong lòng với bác sĩ để có thể đưa ra những cách điều trị tốt và phù hợp nhất. Đối với thuốc trầm cảm bạn cũng hãy cố gắng chuẩn bị tâm lí trước vì thuốc trầm cảm sẽ khiến bạn có cảm giác buồn ngủ và khô miệng.

Chú ý theo dõi nếu dùng thuốc mà bạn cảm thấy khó chịu hơn thì hãy yêu cầu bác sĩ khám lại và kê đơn thuốc khác. Ngoài ra kết hợp với ăn uống tập thể dục đúng cách đều đặn, bổ sung các loại vitamin để điều trị trầm cảm sau sinh một cách tốt nhất

Khi sử dụng thuốc mà cảm thấy thích hợp thì cố gắng rút ngắn khoảng thời gian điều trị đó lại và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể tăng hoặc giảm liều dùng nhưng tránh trường hợp bị tái phát.

3.4. Tư vấn

Ảnh 6.

Tư vấn của bác sĩ để cùng điều trị trầm cảm sau sinh (Ảnh: Internet)

Khi có dấu hiệu trầm cảm sau sinh thì bạn cần hỏi ý kiến của các chuyên gia để có thể giúp ích cho chính mình, vượt qua căn bệnh tầm cảm.

Bạn nên tư vấn một tuần một lần  hoặc nhiều hơn để có hướng điều trị tích cực.

Trên đây là những cách điều trị trầm cảm sau sinh mà bạn có thể tham khảo để luôn đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con một cách tốt nhất.

           

Tác giả: Yến Anh