Phải làm gì nếu bị viêm gan B khi mang thai?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Phải làm gì nếu bị viêm gan B khi mang thai?
Viêm gan B khi mang thai tuỳ theo thể viêm gan mà thai phụ sẽ có những liệu trình điều trị khác nhau. Với viêm gan B cấp tính có thể chỉ cần quan sát và cân bằng chế độ dinh dưỡng còn với viêm ban B mãn tính khi mang thai thì phải điều trị ngay lập tức.

1. Các xét nghiệm cần làm trong quá trình mang thai và sau khi sinh

Đầu tiên nếu như kết quả xét nghiệm virus viêm gan siêu vi B là dương tính thì bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ thực hiện thêm các xét nghiệm máu chi tiết hơn để có thể xác định được mức độ virus, đánh giá chức năng gan của bà bầu để đưa ra được phương pháp điều trị viêm gan B khi mang thai hiệu quả.

Bà bầu có thể sẽ được tiêm một mũi tiêm globulin một dang miễn dịch virus viêm gan B hay còn gọi là HBIG - mũi tiêm này sẽ giúp cho thai phụ tránh được những biểu hiện nặng hơn của viêm gan B.

Ngoài xét nghiệm trước khi điều trị viêm gan B khi mang thai, bà bầu còn phải là những đánh giá định kỳ về chức năng gan cũng như sự phát triển của thai nhi trong quá trình điều trị bệnh. Không chỉ thai phụ phải làm xét nghiệm viêm gan B mà cả bạn tình và người thân trong gia đình có tiếp xúc cũng cần làm xét nghiệm viêm gan B để phòng tránh lây nhiễm và điều trị nếu có.

Khi sinh con em bé sẽ được tiêm kháng thể viêm gan B sau khi sinh 6 giờ để bảo vệ khỏi virus viêm gan B. Các mũi thứ 2 và mũi thứ 3, 4, 5 cũng được thực hiện vào các tuần và các tháng sau đó để bảo vệ triệt để.

Sau khi sinh con bạn vẫn phải làm theo dõi chức năng gan và hiệu quả điều trị.

2. Điều trị viêm gan B khi mang thai như thế nào?

Hiện tại thì không có thuốc điều trị viêm gan B khi mang thai nào được FDA công nhận. Tất cả các loại thuốc điều trị viêm gan B khi mang thai đều đang được xếp phân loại C, ngoại trừ hai loại thuốc là tenofovir và telbivudine là được xếp phân loại B - dựa trên kết quả phơi nhiễm của động vật.

Việc điều trị kháng virus viêm gan B khi mang thai vẫn chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến tính an toàn của liệu pháp và mặc dù là lamivudine được xếp là thuốc phân loại C trong điều trị viêm gan B khi mang thai nhưng lại có tính lịch sử lâu dài xét về độ an toàn trên phụ nữ bị nhiễm HIV.

Khi điều trị, thai phụ kháng virus cần phải có thông báo cho bác sĩ để xem xét nên tiếp tục điều trị hay không. Việc tiếp tục điều trị có thể để lại nguy cơ cho thai nhi mà trong khi đó nếu như ngừng điều trị lại có thể là trở ngại cho mẹ vì có thể làm bùng phát viêm gan. Với thai phụ không có xơ gan khi kiểm tra thì có thể xem xét ngừng điều trị.

Dựa trên những số liệu về các loại thuốc điều trị viêm gan B khi mang thai hiện tại thì lamivudine và tenofovir được ưu tiện sử dụng nếu như điều trị kháng virus cho bà bầu. Telbivudine cũng có thể được cân nhắc sử dụng. Nhìn chung bác sĩ sẽ dựa trên thời gian điều trị dự kiến để chỉ định thuốc. Với những thai phụ cần điều trị lâu dài thì tenofovir là lựa chọn được ưu tiên hơn do nguy cơ đề kháng thấp.

Nếu thai phụ đang dùng entecavir hoặc adefovir (FDA xếp loại C), có thể tiếp tục điều trị viêm gan B khi mang thai nhưng có thể chuyển sang thuốc kháng virus có nguy cơ sinh thai nhi dị tật tương đối thấp (ví dụ như: telbivudine, tenofovir, lamivudine).

Những thai phụ này cần phải được theo dõi rất chặt chẽ khi ở trong thời gian chuyển tiếp để có thể đảm bảo được tác dụng ức chế virus viêm gan B. 

Trong trường hợp dùng lamivudine hay telbivudine thì đảm bảo chuyển về entecavir hoặc tenofovir sau khi sinh để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ thai phụ bị kháng thuốc.

Cho đến nay thì tỉ lệ thai nhi sinh ra bị dị tật bẩm sinh bị phơi nhiễm với những thuốc kháng virus viêm gan siêu vi B được thống kê là tương tự với tỉ lệ được báo cáo đối với quần thể chung. Tuy vậy thì tỉ lệ này vẫn còn đang phụ thuộc vào các báo cáo tự nguyện và những thông tin không được kiểm chứng với thời gian theo dõi ngắn. 

Hơn nữa phần lớn các dữ liệu lâm sàng điều trị viêm gan B khi mang thai là về thuốc lamivudine và tenofovir do những thuốc này cũng được dùng để điều trị thai phụ bị nhiễm HIV.

Về việc ngừng điều trị kháng virus viêm gan B sau khi sinh vẫn chưa xác định được thời điểm chính xác. Có nhiều bác sĩ sẽ ngừng điều trị viêm gan B cho sản phụ từ 4 tuần đến 12 tuần sau khi sinh nếu như mục đích chỉ là để ngăn lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con thông qua đường sinh nở.

Với trường hợp sản phụ muốn cho con bú bằng sữa mẹ thì có thể xem xét nghừng điều trị viêm gan B kháng virus sau sinh. Tuy vậy thì vẫn cần phải theo dõi chi tiết vì các đợt bùng phát viêm gan vẫn có thể xuất hiện.

Tác giả: Phạm Thanh