Phải làm gì khi người thân mắc ung thư sắp qua đời?

Phải làm gì khi người thân mắc ung thư sắp qua đời?
Bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú- một trong những căn bệnh ung thư thường gặp nhất ở nước ta. Gia đình nếu có người thân không may mắn mắc bệnh ung thư thì nên chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những điều tồi tệ nhất.

Ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư gan...là những bệnh ung thư thường gặp nhất ở nước ta. Dù có mắc ung thư vì lý do nào đi chăng nữa thì việc người bệnh phải đối diện với những điều tồi tệ nhất có là có thể. 

1. Biểu hiện của người bệnh ung thư sắp qua đời

Người bệnh ung thư sắp qua đời có thể có những biểu hiện như ngủ nhiều hơn (ngủ vùi); nói chuyện với những người không có ở đó (người khuất mặt); nói về chuyện lìa xa hoặc nói về chuyến du lịch hay du hành; thu mình lại, nói ít lời; ăn và uống ít đi; khó nuốt, nuốt sặc, không chịu nuốt; tăng lú lẫn; rên rỉ; tiêu tiểu không tự chủ.

Ngoài ra, người bệnh còn có một số dấu hiệu khác như tiếng thở như bị đọng đàm nhớt hoặc sưng nghẹt; động tác thở thay đổi , chẳng hạn như có quãng ngưng thở lâu tiếp đến là vài hơi thở sâu và dồn dập; hoa mắt; nghe không rõ; ít đau hơn và giảm dùng thuốc chống ̣đau; sờ thấy tay chân lạnh; tím tái quanh mũi, miệng, ngón tay và ngón chân.

Khi thấy người bệnh ung thư có những dấu hiệu thay đổi cá nhân như bồn chồn, lo lắng; thay đổi cách thở; đau hoặc khó chịu, người nhà/người chăm sóc cần báo cho đội chăm sóc giảm nhẹ/chăm sóc cận tử.

Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

2. Những điều gia đình và người thân nên làm trước khi bệnh nhân ung thư qua đời

• Cho phép bệnh nhân ngủ nhiều như họ mong muốn.

• Cho phép trẻ em trong gia đình được dự phần chăm sóc người thân theo cách phù hợp độ tuổi và nguyện vọng tham gia của các cháu.

• Luôn để người bệnh ở tư thế mà họ cảm thấy thoải mái hơn.

• Làm ẩm miệng người bệnh bằng khăn ướt.

• Chườm mát ở vùng trán cho bệnh nhân khi họ bị sốt hoặc nóng.

• Dùng thuốc theo toa để giảm các triệu chứng như lo lắng bồn chồn, vật vã hoặc thở khò khè.

• Ghi lại những gì người bệnh nói, sau này đọc lại sẽ giúp an ủi người nhà.

• Tiếp tục trò chuyện với người bệnh và nói những ̣điều mà người nhà cần hoặc muốn nói. Hãy nhớ rằng người bệnh vẫn có thể nghe được kể cả khi họ không có đáp ứng gì.

• Giữ đèn sáng trong phòng có thể giúp người bệnh dễ chịu.

• Mở những bản nhạc êm dịu mà bệnh nhân yêu thích.

• Nhắc người đến thăm nên tự giới thiệu bản thân khi trò chuyện với người bệnh.

• Giữ yên tĩnh trong phòng.

• Mở cửa sổ hoặc sử dụng quạt trong phòng nếu bệnh nhân khó thở.

• Tiếp tục tiếp xúc và ở gần người thân yêu.

Điều quan trọng là gia đình cần nói cho đội chăm sóc giảm nhẹ/chăm sóc cận tử tất cả những thắc mắc, bận tâm của mình.Trong thời gian khó khăn và căng thẳng này, một điều quan trọng nữa là người trong gia đình cần biết tự chăm sóc bản thân khi chăm sóc cho người sắp lìa đời.


Tác giả: MN