Phác đồ điều trị xơ gan khi xảy ra biến chứng

Phác đồ điều trị xơ gan khi xảy ra biến chứng
Thông thường, bệnh xơ gan ở giai đoạn sớm hầu như không gây ra biến chứng. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng, sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng. Do vậy khi có biến chứng xảy ra, các phác đồ điều trị xơ gan ban đầu cần thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh.

Ngoài việc điều trị nguyên nhân và điều trị bảo tồn, phác đồ điều trị xơ gan còn chú trọng tới việc điều trị các biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân. Các biến chứng thường gặp trong xơ gan bao gồm xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, hội chứng gan thận, hôn mê gan, hội chứng não gan, cổ trướng và ung thư gan. Dưới đây là phác đồ điều trị xơ gan trong từng trường hợp biến chứng cụ thể.

1. Xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Áp lực tĩnh mạch cửa liên quan trực tiếp đến lưu lượng máu (Q) và kháng lực của thành mạch (R) qua gan, được biểu diễn bằng công thức theo định luật Ohm: P = Q x R. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân xơ gan là hậu quả của tăng kháng lực trong gan và tăng lượng máu. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa gồm 3 loại: trước xoang, tại xoang, sau xoang.

Phác đồ điều trị xơ gan khi có biến chứng xuất huyết tiêu hóa này là

Cầm máu qua nội soi:

Thắt các búi tĩnh mạch thực quản giãn bằng vòng cao su cũng như tiêm thuốc gây xơ hóa các búi giãn tĩnh mạch phình vị bằng histoacryl.

Thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa:

- Terlipressin: ống 1mg tiêm tĩnh mạch cách 4-6 giờ.

- Somatostatin (Stilamin) 3mg pha truyền trong dịch truyền đẳng trương trong 24 giờ.

- Sandostatin: ống 100μg liều 25μg/giờ trong 3 – 5 ngày, truyền duy trì với dung dịch muối đẳng trương NaCl 0,9%.

- Đặt typ: ống thông tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch trên gan.

2. Phác đồ điều trị xơ gan gây nhiễm trùng dịch cổ trướng

Nhiễm trùng dịch cổ trướng là biến chứng có thể gặp khi bị xơ gan, dưới đây là phác đồ điều trị cho biến chứng này:

- Kháng sinh: Augmentin, cephalosporin, quinolon, thuốc hay được dùng trong lâm sàng.

- Ciprobay viên 0,5g – 2 viên/ngày thời gian 14 ngày có thể dùng dài ngày, nên điều trị duy trì 1 viên/ngày trong 3 tháng.

- Nên bù albumin sớm để phòng biến chứng hội chứng gan thận.

Phác đồ điều trị xơ gan khi xảy ra biến chứng - Ảnh 2.

3. Hội chứng gan thận

Hội chứng gan thận là một biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng. Đây là suy thận chức năng xãy ra trên bệnh nhân bị bệnh gan nặng, nhất là trong trường hợp xơ gan mất bù và cổ trướng nặng; hội chứng này còn có thể xãy ra trong k gan do di căn, viêm gan siêu vi tối cấp, viêm gan do rượu, do độc chất.

Dưới đây là phác đồ điều trị xơ gan biến chứng hội chứng gan thận:

- Terlipressin được chỉ định với liều là 0,5 – 1mg mỗi 4 – 6 giờ (ống 1mg).

- Bù albumin là liệu pháp điều trị chính giảm nguy cơ hội chứng gan – thận và chậm tiến triển bệnh. Liều của albumin là 1,5g/kg trong ngày đầu tiên, 1 g/kg trong 3 ngày tiếp theo, liều tối đa là 100g – 150g.

- Dopamin, noradrenalin được chỉ định trong phác đồ điều trị xơ gan với mục đích giãn mạch thận và co mạch tạng giúp tăng tưới máu cho thận. Khi dùng thận trọng vì có nhiều nguy cơ tim mạch, do vậy cần mắc máy theo dõi liên tục. Thuốc chỉ được chỉ định dùng tại khoa điều trị tích cực và khi dùng nên dùng duy trì liều nhỏ: dopamin liều 3μg – 5μg/kg/giờ.

- Ghép gan.

4. Ung thư gan

Phác đồ điều trị xơ gan biến chứng ung thư gan như sau:

- Chỉ định điều trị nếu khối u nhỏ < 5cm.

- Nếu nhiều u tổng đường kính các khối u gan< 8cm, cân nhắc chỉ định điều trị dựa vào giai đoạn xơ gan: Child-Pugh A, B còn chỉ định điều trị, Child-Pugh C cân nhắc.

- Biến chứng huyết khối tĩnh mạch cửa không nên chỉ định điều trị gây tắc mạch khối u gan.

5. Hôn mê gan và hội chứng não – gan

Phác đồ điều trị xơ gan biến chứng hôn mê gan và hội chứng não - gan là điều trị các yếu tố khởi phát bao gồm:

- Lactulose: Duphalac 20 – 40g/24 giờ nếu phân lỏng nhiều giảm liều, liều tối đa 70g/14 giờ.

- Kháng sinh đường ruột: neomycin, Klion, Ciprobay dùng theo đường uống.

- Truyền acid amin phân nhánh.

- Truyền các thuốc giúp trung hòa NH3 Ornicetil 10 – 20g/ngày.

6. Điều trị cổ trướng

Cổ trướng thường gây ra bởi quá trình sẹo hóa gan. Vấn đề này làm tăng áp lực bên trong các mạch máu của gan. Áp lực gia tăng có thể đẩy dịch vào trong ổ bụng, gây ra cổ trướng. Dưới đây là phác đồ điều trị xơ gan được chỉ định khi xuất hiện cổ trướng:

- Chỉ chọc tháo cổ trướng khi căng to, mỗi lần chọc có thể từ 1 – 3 lít.

- Thuốc lợi tiểu có 2 nhóm thuốc được chỉ định là: lợi tiểu kháng aldosteron và nhóm furosemid. Cách dùng có thể lựa chọn dùng từng loại lợi tiểu đơn độc hay kết hợp 2 loại.

- Dùng đơn độc nên bắt đầu bằng nhóm kháng aldosteron liều 100 – 300mg.

- Dùng kết hợp lợi tiểu kháng aldosteron/furosemid liều 100mg/40mg nếu không đáp ứng có thể tăng liều cũng với tỉ lệ này sẽ hạn chế rối loạn điện giải. Liều tối đa trong phác đồ điều trị xơ gan này là 300mg/120mg.

- Có thể dùng kéo dài và cần theo dõi điện giải đồ máu điện giải đồ niệu. Khi đáp ứng có thể giảm liều lợi tiều cũng theo tỉ lệ, nếu bệnh nhân đáp ứng tốt lợi tiểu furosemid nên dừng trước.

- Theo dõi đáp ứng điều trị bằng cân nặng với số lượng nước tiểu: cân nặng cho phép giảm 0,5-1 kg/ ngày, số lượng nước tiểu 1500ml – 2000ml/ngày.


Tác giả: Anh Dũng