- Giảm nhanh và lâu dài các triệu chứng khó chịu, hướng đến mục tiêu xóa bỏ triệt để và hoàn toàn các triệu chứng.
- Bảo vệ niêm mạc, kích thích chúng tái sinh.
- Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh
Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em có thể điều trị dùng thuốc hoặc điều trị không dùng thuốc, nhưng thường là kết hợp cả 2.
- Loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm có nguy cơ làm tổn thương niêm mạc dạ dày của trẻ như đồ chua, đồ cay, nước ngọt có ga,....
- Giảm ăn chất béo để tránh hoạt hóa axit mật, bởi axit mật có thể làm tồi tệ hơn các triệu chứng, dễ dẫn đến biến chứng loét dạ dày.
- Cần tạo môi trường đệm trong dạ dày bằng cách ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no, ưu tiên đồ ăn lỏng. Đặc biệt chú ý cho trẻ ăn bữa tối trước khi ngủ ít nhất 3 giờ, để giảm các triệu chứng khó chịu trong đêm.
- Phụ huynh cần xây dựng lịch sinh hoạt và học tập cho trẻ điều độ, tránh để trẻ học tập quá căng thẳng.
- Nếu trẻ bị cồn cào, đau bụng, có thể dùng sữa để trung hòa nhanh axit dạ dày mà không cần dùng đến thuốc.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em dùng thuốc thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng trẻ mắc phải. Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em được xây dựng dựa trên nguyên tắc hạn chế các yếu tố kích thích và tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, các thuốc điều trị viêm dạ dày ở trẻ em thường thuộc các nhóm:
- Thuốc giảm tiết axit dịch vị dạ dày.
- Thuốc giảm đau chống co thắt dạ dày.
- Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn dạ dày.
- Thuốc bao bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nếu trẻ bị viêm dạ dày do virus HP thì phác đồ diệt khuẩn HP sẽ được áp dụng. Phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em nhiễm virus HP thường gồm 2 loại thuốc là thuốc kháng sinh và thuốc ức chế axit dạ dày.
Nếu trẻ bị viêm dạ dày do ảnh hưởng từ các loại thuốc NSAIDs dùng trước đó thì phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em sẽ là ngưng thuốc NSAIDs, dùng thuốc kháng axit dạ dày.
Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị viêm dạ dày ở trẻ em. Nhưng đây là phương pháp không được ưu tiên bởi có nhiều rủi ro đối với cơ thể đang phát triển của trẻ. Chỉ khi các phương pháp điều trị không xâm lấn khác không có hiệu quả, bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật.
- Vì các thuốc đều có tác động nhất định đến dạ dày nên cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em. Cho trẻ uống thuốc đúng giờ và đều đặn, dùng đúng thuốc. Không tự ý ngưng thuốc nếu thấy triệu chứng giảm. Mọi thay đổi cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Thăm khác theo lịch hoặc bất cứ khi nào thấy trẻ có dấu hiệu bất thường.
- Chế độ chăm sóc là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị viêm dạ dày. Bố mẹ cần chuẩn bị đồ ăn sạch và khoa học, cho trẻ em đúng giờ đúng bữa. Tránh cho trẻ gặp áp lực và căng thẳng kéo dài.
- Nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em thì các triệu chứng đau sẽ giảm đi trong vòng 1 tuần. Các bị biến chứng loét, thì các vết loét có thể lành lại sau 2 tháng. Do đó, sau khoảng thời gian này mà các bậc phụ huynh thấy tình trạng của bé không tiến triển, thậm chí nặng hơn, thì nên gặp bác sĩ để được kiểm tra lại, và có thể đổi phác đồ điều trị viêm dạ dày ở trẻ em.