PGS Nguyễn Huy Nga: Virus lần này rất 'tinh vi' chưa thể dự đoán đỉnh dịch, 2 kịch bản sau khi có vắc xin

PGS Nguyễn Huy Nga: Virus lần này rất 'tinh vi' chưa thể dự đoán đỉnh dịch, 2 kịch bản sau khi có vắc xin
Theo PGS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đợt dịch lần này tại Việt Nam rất phức tạp, người dân không chủ động phòng ngừa dịch có thể lan rộng.

Để hiểu rõ hơn về tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam khi liên tiếp xuất hiện các ca bệnh mới ở nhiều tỉnh và thành phố, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế).

Chu kỳ lây bệnh được rút ngắn

Thưa PGS. Huy Nga, ông đánh giá mức độ phức tạp của đợt dịch lần này như tế nào?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Mức độ đợt dịch này phức tạp hơn rất nhiều so với các đợt dịch trước. Rất có thể đợt dịch lần này sẽ lan rộng hơn và sẽ có thêm nhiều ca mắc bệnh. Bởi vì, dịch bệnh đã xuất hiện ở nhiều điểm và có lây lan trong cộng đồng.

Tính tới thời điểm sáng ngày 29/1 đã ghi nhận 5 nơi có ca mắc Covid-19: Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh.

Vấn đề thứ 2, virus SARS-CoV-2 biến chủng có chu kỳ lây lan rút ngắn nên tốc độ lây lan sẽ nhanh hơn. Cụ thể, bình thường chu kỳ lây bệnh từ người thứ nhất sang người thứ 2 trước kia mất 5 ngày. Nhưng hiện nay chu kỳ đó đã rút ngắn chỉ còn 3 ngày.

Trước kia 10 ngày lây cho 2 người thì giờ 10 ngày đã lây được cho 3 người. Tốc độ lây lan sẽ tăng theo cấp số nhân.

Bên cạnh đó, do các bệnh nhân có triệu chứng mắc nhẹ, có người gần như không có triệu chứng khiến cho tốc độ lây lan càng trở lên mạnh hơn.

Việc gây bệnh cho nhiều người là hướng mà con virus hướng tới nên triệu chứng mắc sẽ càng nhẹ. Virus SARS-CoV-2 sẽ càng ngày trở lên "tinh vi" để có thể sinh sản và phát triển trên vật chủ (con người).

Do virus có sự "tinh vi" để kiểm soát được đợt dịch này điểm mấu chốt cần phải làm gì?

Nhiều yếu tố thuận lợi để dịch bùng phát.

Thưa ông, theo công bố của Bộ Y tế  đã có hơn 100 ca mắc, vậy có điểm gì thuận lợi cho virus phát triển trong đợt dịch này không?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Thứ nhất: Trong đợt dịch này virus SARS-CoV-2 đã biến chủng dễ lây lan nhanh hơn. Thứ hai, chúng ta không biết ca bệnh ngay từ đầu. Khi phát hiện ra trường hợp mắc bệnh, dịch đã bùng phát với hàng chục ca dương tính và đã qua 10 ngày. Như vậy lượng người mang virus trong cộng đồng đã rất đông.

Đặc biệt, đợt dịch này đúng vào dịp Tết nhu cầu đi lại cao. Là một yếu tố nguy cơ thuận lợi để bệnh lây lan mạng. Khoảng thời gian này cũng đúng thời điểm thời tiết lạnh giúp cho virus tồn tại lâu ngoài môi trường.

Tất cả các yếu tố thuận lợi trên khiến cho dịch bệnh lây lan quy mô lớn.

PGS Nguyễn Huy Nga: Virus lần này rất tinh vi chưa thể dự đoán đỉnh dịch, 2 kịch bản sau khi có vắc xin - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga.

Mức độ nguy hiểm của đợt dịch lần này ra sao, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Đợt dịch này khá phức tạp và nguy hiểm khi nhiều người mắc cùng một lúc sẽ khiến cho ngành y tế không đáp ứng kịp. Trường hợp có nhiều bệnh nhân nặng cùng một lúc sẽ có nguy cơ thiếu máy thở và các trang thiết bị khác. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tử vong lên.

Ngoài ra thầy thuốc cũng sẽ vất vả hơn rất nhiều trong công tác khám chữa bệnh. Do chủng virus này lây lan nhanh khả năng lan vào bệnh viện là rất lớn. Vì vậy các bệnh viện cần phải nâng cao mức độ cảnh giác.

Chúng ta cần phải cố gắng giữ không cho bệnh thâm nhập vào bệnh viện. Đặc biệt cần phải bảo vệ người già và người có bệnh lý nền.

Chuyên gia có thể đưa ra dự đoán của mình về đỉnh dịch của đợt dịch này?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Đợt dịch này rất khó đoán, cần phải theo dõi chặt chẽ. Hiện nay, chúng ta chưa phát hiện hết các điểm dịch cho nên chưa nói được. Vì khi phát hiện ra một điểm dịch mới phải sau 14 ngày mới biết được đỉnh dịch.

Trong trường hợp có vắc xin chúng ta có khống chế được virus SARS-CoV-2 hay không?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Vắc xin không thể khống chế hết được virus SARS-CoV-2. Sẽ có 2 kịch bản xảy ra đối với virus SARS-CoV-2.

Hướng thứ nhất: Khi có vắc xin và số người nhiễm sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng sẽ khó lây lan hơn. Trường hợp tiêm vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng thế giới tính toán sẽ mất 7-10 năm cho hơn 7 tỷ dân.

Hướng thứ hai: Virus biến đổi trở thành cúm thường. Xu hướng hướng sẽ biến đổi các triệu chứng sẽ nhẹ dần để thành cúm mùa. Thời gian virus biến đổi thành cúm mùa sẽ mất một vài năm.

Cảm ơn ông chúc ông, sức khỏe và thành công!


Tác giả: KP