Trong buổi tập huấn cho các nhân viên y tế với chủ đề "Tăng cường biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh", PGS.TS Cường đã có những phân tích chi tiết liên quan tới các dấu hiệu phổ biến của bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2.
Mục đích là để tránh bỏ sót người bị nhiễm virus viêm đường hô hấp cấp khi tiếng hành thăm khám lâm sàng. Chưa kể tới những dấu hiệu của nhiễm virus SARS-CoV-2 có nhiều triệu chứng tương đồng với những bệnh lý viêm đường hô hấp khác.
Bạn có thể tìm hiểu về Sự giống và khác nhau của biểu hiện nhiễm virus nCoV và bệnh cảm cúm trong nghiên cứu này.
Về nguyên lý, PGS.TS Cường giải thích rằng, viurs có cơ chế tấn công trực tiếp vào các tế bào phổi và vùng niêm mạc như mắt, niêm mạc mũi họng hay đường tiêu hoá và máu rồi tới các cơ quan và nội mạc mao mạch.
Khi vào máu, virus sẽ tiến hành tổn thương tới các tế bào lympho. Theo nhiều nghiên cứu và đánh giá thì virus SARS-CoV-2 tấn công tới đa phần những cơ quan trong cơ thể. Do vậy mà, bên cạnh biểu hiện như ho, sốt thì người nhiễm virus nCoV còn có những biểu hiện khác có thể quan sát và thăm khám được như đau cơ, mệt mỏi và tiêu chảy.
Theo một báo cáo từ Cục Y tế dự phòng sau khi đánh giá trên 240 bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2 đợt bùng phát mới đây (2021) cho thấy:
- Có 71,31% người nhiễm không có triệu chứng
- Nhóm còn lại có những biểu hiện như:
+ Sốt: chiếm 28,31%
+ Ho: chiếm 21,02%
+ Mệt mỏi, đau nhức cơ thể: chiếm 12,22%
+ Rát họng: chiếm 9,66%
+ Tức ngực, khó thở: chiếm 5,68%
+ Sổ mũi: chiếm 1,7%.
Dựa vào báo cáo trên, PGS.TS Cường đánh giá, các dấu hiệu sổ mũi chiếm một tỷ lệ nhỏ ở nhóm bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đợt bùng dịch mới tại Việt Nam. Do vậy, ông nhấn mạnh rằng việc phân biệt với những dấu hiệu viêm đường hô hấp khác là vô cùng cần thiết.
Những triệu chứng điển hình ở người nhiễm SARS-CoV-2 tại Việt Nam đang là sốt, ho, khó thở và mất khứu giác (khả năng ngửi, nhận biết mùi).
Với bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-COV-2 ở mức độ nặng sẽ bị suy hô hấp với những dấu hiệu cơ quan khác. Khi rơi vào trường hợp nguy kịch có thể cần phải can thiệp thở máy, lọc máu hay ECMO.
PGS.TS Cường cho biết, đặc điểm tổn thương phổi ở bệnh nhân mắc COVID-19 rất khó tiên đoán hay xác định vì những tổn thương phổi này rất đa dạng. Có thể là ở hai bên lá phổi, cũng có thể là tổn thương lan toả ở ngoại biên kèm theo các kính mờ, khối đông đặc - đây là những tổn thương dễ nhầm lẫn do vi khuẩn gây ra.
Không chỉ những triệu chứng nhiễm nCoV thay đổi nhanh mà người nhiễm nCoV bệnh có thể trở nặng sau tuần thứ 2 nhiễm virus trở đi. Ước tính tỷ lệ tử vong dựa theo lãnh thổ và độ tuổi là 2 - 25%. Thời gian tử vong thường xảy ra là sau 2 - 8 tuần bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh những Triệu chứng nhiễm COVID-19 chính thức theo CDC công bố thì các bệnh nhân mắc bệnh trên thế giới còn gặp phải những biểu hiện khác chẳng hạn như:
- Về tiêu hoá: đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng, mũi không ngửi được
- Về thần kinh: viêm não, liệt, nhồi máu não
- Suy gan
- Thận bị tổn thương
- Tổn thương da và các chi
....
Đây cũng có thể được dựa vào làm cơ sở giúp phát hiện sớm người nhiễm virus SARS_CoV-2.
Theo PGS.TS Cường thì những bệnh lý dễ bị nhầm lẫn với COVID-19 bao gồm: Cúm, rhinovirus, myxovirus, adenovirus, cảm lạnh do coronavirus thông thường cũng có triệu chứng tương tự. Bệnh nhân nặng cũng có thể xuất phát từ viêm phổi do cúm (H1N1, H5N1, H7N9), MERS, các vi khuẩn không điển hình.
Do vậy , một lần nữa chuyên gia nhấn mạnh rằng nếu như đang nghi ngờ bị sốt hay các biểu hiện của viêm đường hô hấp cấp tính và không thể lý giải được nguyên nhân hay có những yếu tố dịch tế có liên quan tới các ca dương tính COVID-19 thì cần nhanh chóng thông báo cho cơ quan y tế để được xét nghiệm và can thiệp kịp thời.