Người ta thường nói nói bệnh cao huyết áp là "kẻ giết người thầm lặng" vì đây là một bệnh lý không phải ai cũng có triệu chứng lâm sàng điển hình. Có một số người thì thấy chóng mặt, mắt hơi mờ, ù tai, hơi loạng choạng... Nhiều người khác mang trong mình căn bệnh này nhưng lại không có biểu hiện gì đặc biệt, bệnh diễn biến "âm thầm".
Căn bệnh cao huyết áp tiến triển âm thầm trong 15-20 năm đầu, nhiều khi người bệnh không có biểu hiện gì cho đến khi phải nhập viện mới biết mình bị cao huyết áp. Người bị cao huyết áp vẫn sống và làm việc bình thường trong khi bệnh đang huỷ hoại cơ thể dần dần, gây ra cái chết bất ngờ. Cao huyết áp gây giảm thọ từ 10 đến 20 năm.
Ảnh: Internet
Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ ít có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp sau khi mãn kinh. Đây là phát hiện mới đây của các nhà khoa học Mỹ và Hàn Quốc về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Hypertension của Mỹ ngày 30/1, các nhà nghiên cứu đã theo dõi tình hình sức khỏe của 3.119 phụ nữ mãn kinh không hút thuốc trong độ tuổi từ 50 trở lên trong Khảo sát Sức khoẻ và Dinh dưỡng Quốc gia Hàn Quốc 2010-2011.
Kết quả theo dõi cho thấy phụ nữ cho nhiều con bú và thời gian cho bú mẹ dài sẽ giúp giảm nguy cơ bị cao huyết áp sau khi mãn kinh. Trong khi đó, nếu thời gian nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài cũng giúp giảm nguy cơ cao huyết áp tới 45%, với thời gian dài nhất được đưa ra là từ 96 đến 324 tháng.
Các nhà khoa học đề xuất một cơ chế giải thích mối liên hệ này là do sự chuyển hóa ở mẹ có thể được "thiết lập lại" bằng việc cho con bú sau khi mang thai. Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ngoài ra, một cơ chế khác được đề xuất là cơ thể người mẹ phóng thích oxytocin khi cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo tình trạng béo phì và đề kháng insulin làm giảm đáng kể tác dụng bảo vệ của việc nuôi con cho con bú.
Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều lợi ích về sức khỏe của việc nuôi còn bằng sữa mẹ như giảm dị ứng ở trẻ, giảm nguy cơ mắc các bệnh hệ tiêu hóa, béo phì và tiểu đường.
Amy Mager, một tư vấn viên về việc cho trẻ bú sữa mẹ cho biết một trong những mẹo đơn giản giúp sữa mẹ nhanh về và dồi dào chính là việc để da bé được tiếp xúc trực tiếp với vùng da ở ngực của mẹ.
Ảnh: Internet
Mẹ chú ý quan sát và nhận biết các dấu hiệu cho biết bé đói bụng. Mẹ hãy cho bé ăn theo nhu cầu, bất cứ lúc nào bé muốn, dần dần mẹ cũng sẽ nhận ra khoảng thời gian biểu bé cần mẹ cho bú và đó cũng là mẹo tự nhiên giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào cho bé.
Mỗi lần bé bú xong mà không hết sữa, mẹ có thể vắt sữa thừa lưu trữ lần sau cho bé dùng hoặc vắt bỏ đi. Cách làm này sẽ giúp lượng sữa mới luôn được tiết ra, thay thế cho sữa cũ. Bên cạnh đó, mỗi lần cho bé bú, mẹ cũng nên để bé bú cả hai bầu sữa. Điều này không chỉ giúp sữa mẹ được sản xuất đều ở cả hai bên ngực để mẹ nhiều sữa hơn mà còn giúp ngực mẹ cân đối hơn, tránh bên to bên nhỏ.