Nước súc miệng hàng ngày và những hiểu lầm cần biết

Nước súc miệng hàng ngày và những hiểu lầm cần biết
Nước súc miệng là một loại chất lỏng có hương vị được sử dụng để rửa miệng, hỗ trợ trong việc chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên,không phải ai cũng hiểu đúng về nước súc miệng hàng ngày.

Nước súc miệng cơ bản được sử dụng sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa để tiếp tục làm sạch răng, bảo vệ răng chống lại sâu răng cũng như các bệnh liên quan đến viêm, nướu. Thực tế, ngoài hương liệu, vị ngọt, nước súc miệng còn có thuốc sát trùng, chất tẩy rửa, thậm chí còn có cả chất dinh dưỡng, canxi, florua.

Sử dụng nước súc miệng hàng ngày không chỉ giúp bạn có hơi thở thơm mát, khiến bạn tự tin hơn mà còn là biện pháp phòng tránh hữu hiệu đối với nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

1. Vì sao nên sử dụng nước súc miệng hàng ngày?

Thói quen sử dụng nước súc miệng hàng ngày phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, chuyên gia răng miệng luôn khuyên bạn nên sử dụng nước súc miệng hàng ngày:

- Nước súc miệng hàng ngày có tính năng loại trừ vi khuẩn trong khoang miệng giúp răng miệng sạch sẽ.

- Mỗi lần sử dụng nước súc miệng còn giúp người dùng có hơi thở thơm tho hơn, kéo dài trong suốt 3 đến 4 giờ.

- Hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ răng miệng, làm giảm thiểu tối đa các nguy cơ mắc bệnh về răng miệng.

Ngoài ra, để sử dụng nước súc miệng đúng cách, bạn cần lưu ý kết hợp với các phương pháp khác để có thể bảo vệ được răng miệng tối đa nhất như:

nuoc-suc-mieng-1

Nước súc miệng hỗ trợ và bảo vệ răng miệng khỏe mạnh hơn - Ảnh minh họa

- Đánh răng đều đặn 2 lần sáng và tối mỗi ngày.

- Nên thay bàn chải sau 3 tháng sử dụng.

- Lựa chọn chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám trong răng khiến răng rạch sẽ, không bị bám mảng.

- Lựa chọn loại kem đánh răng có chứa florua cho người trưởng thành và trẻ em trên 6 tuổi để đánh răng.

2. Sử dụng nước súc miệng đúng cách và lưu ý khi sử dụng

Nước súc miệng hàng ngày chỉ phát huy đúng tác dụng của nó khi bạn có thể sử dụng đúng cách, vì vậy người sử dụng nước súc miệng phải lưu ý một số vấn đề sau:

- Thời gian súc miệng: Bạn chỉ nên súc miệng tối đa trong 30 giây. Vì nếu bạn ngập nước súc miệng trong khoang miệng quá lâu sẽ khiến cho chất cồn trong nước súc miệng hàng ngày làm cho khoang miệng bị khô. Ngoài ra, bạn chỉ nên súc miệng 1 lần trong ngày.

- Đối với trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ không nên dùng chung loại nước súc miệng của người lớn. Trẻ em không nên sử dụng nước súc miệng chứa cồn. Nước súc miệng có thể đem lại những nguy hại đối với trẻ em nếu trẻ vô tình nuốt phải loại nước súc miệng có nồng độ cao với số lượng lớn có thể khiến trẻ bị lên cơn co giật thậm chí là tổn thương não và gây tử vong.

- Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú: Không nên sử dụng nước súc miệng.

Tác dụng phụ của nước súc miệng hàng ngày:

- Ố răng, vàng răng, hư và xuất hiện những mảng trám răng khiến rối loạn vi giác, kích ứng miệng lưỡi của người sử dụng là tác dụng phụ của nước súc miệng hàng ngày.

- Thận trọng khi sử dụng nước súc miệng vì nếu nước súc miệng chứa cồn sai cách sẽ gây tình trạng mất nước, khô miệng, tạo điều kiện cho những vi sinh vật gây hôi miệng có cơ hội phát triển.

- Hiện tượng khô miệng còn gây ra những tác hại khác cho răng miệng như: làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, sâu răng, các bệnh về răng nướu, khiến hơi thở hôi thậm chí gặp phải tình trạng khó nuốt.

Sử dụng nước súc miệng sai cách có thể gây tình trạng hôi miệng: Quan trọng nhất để bảo vệ răng miệng vẫn là đánh răng đều đặn, đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa để chăm sóc, giúp bảo vệ răng miệng an toàn. Ngoài ra, những hoạt động chăm sóc răng miệng hàng ngày bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để lấy cao răng, kiểm tra tình trạng răng và phát hiện xử lý kịp thời các vấn đề về răng miệng sớm.

3. Những hiểu lầm về nước súc miệng hàng ngày

- Các loại nước súc miệng đều được sản xuất giống nhau

Quan niệm trên hoàn toàn sai lầm, thực tế lợi ích của nước súc miệng phụ thuộc vào sản phẩm được sử dụng và nước súc miệng được chia ra làm hai loại:

- Nước súc miệng là mỹ phẩm: Loại nước súc miệng này sẽ làm giảm các mảng bám thức ăn còn sót lại sau khi đánh răng, làm hạn chế vi khuẩn trong miệng và làm giảm cả tình trạng hôi miệng xảy ra khiến hơi thở thơm mát hơn. Tuy nhiên, các sản phẩm nước súc miệng mỹ phẩm chỉ có tác dụng tối đa như trên chứ không thể tốt hơn.

nuoc-suc-mieng-2

Sai lầm khi cho rằng tất cả các loại nước súc miệng đều giống nhau - Ảnh minh họa

- Nước súc miệng là thuốc trị liệu: Đây là loại nước súc miệng chứa các thành phần hoạt chất bổ sung như tinh dầu, sát trùng (chlorhexidine), cetylpyridinium chloride và floride là những hoạt chất được chứng minh có thể làm giảm các mảng bám, thậm chí là phòng chống sâu răng.

- Nước súc miệng hoàn toàn an toàn

Nước súc miệng hàng ngày đa số đều có độ an toàn nhất định, tuy nhiên không phải tất cả các loại nước súc miệng được sử dụng an toàn, đặc biệt đối với trẻ em. Những loại nước súc miệng có hàm lượng cồn cao có thể gây nguy hiểm cho trẻ, khiến trẻ bị khô miệng và thậm chí nước súc miệng lại chính là nguyên nhân khiến hơi thở khó chịu, gây kích ứng ở các mô miệng.

TS. Lewis West, một nha sĩ ở Canada cho biết: "Đối với một số người, cồn có thể khiến chân răng trở nên nhạy cảm hơn".

Ngoài ra, các loại nước súc miệng không chứa cồn được bày bán ngoài thị trường với các thành phần khác nhau đều có thể gây ra các phản ứng phụ. Một số loại nước súc miệng còn khiến răng ố vàng, gây cảm giác bị bỏng rát. Thậm chí, đối với tinh dầu nước súc miệng còn có những loại mùi hương gây khó chịu.

Lưu ý: Nước súc miệng chỉ sử dụng để súc miệng, không thể hấp thụ nên nếu vô tình nuốt phải chúng có thể gây ra ảnh hưởng, vấn đề cho cơ thể. Đặc biệt, nước súc miệng không nên dùng cho trẻ nhỏ.

- Nước súc miệng có thể chữa hôi miệng

Bản chất, nước súc miệng chỉ có thể làm giảm tình trạng hôi miệng chứ không phải là giải pháp lâu dài có thể chữa hôi miệng diễn ra vĩnh viễn.

- Hơi thở có mùi có thể xuất phát từ phổi của chính chúng ta thở ra, do đó việc khiến hơi thở thơm mát tạm thời có thể sử dụng chứ để lâu dài thì nước súc miệng cũng không có tác dụng.

- Nước bọt có thể phản ứng lại khi chúng ta làm loãng nước súc miệng, khi đó protein trong nước bọt làm giảm hiệu quả của các thành phần có trong nước súc miệng.

- Nước súc miệng có thể thay thế cho việc đánh răng

Thực tế, nước súc miệng có thể làm giảm mức độ của vi khuẩn trong khoang miệng nhưng không phải là biện pháp có thể thay thế cho việc đánh răng. Chúng ta vẫn phải vệ sinh răng miệng và đánh răng hàng ngày.

Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng bằng bàn chải có lông mềm là biện pháp hiệu quả hơn trong việc loại bỏ các mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại sau bữa ăn hơn so với nước súc miệng hàng ngày.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng nước súc miệng vào thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày chỉ có thể cải thiện sạch sẽ tổng thể bộ phận răng miệng của chúng ta, tránh được tình trạng sưng hay viêm lợi. Tuy nhiên, nước súc miệng chỉ được bổ sung tạm thời và không thể thay thế cho việc đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày.

- Thời gian súc miệng chỉ vài giây

Thời gian súc miệng quá dài cũng không tốt nhưng sử dụng nước súc miệng trong thời gian quá ngắn chỉ vài giây rồi nhổ luôn thì nước súc miệng lại không đạt được hiệu quả khi tiếp xúc với mô quanh miệng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nên súc miệng bằng nước súc miệng trong 30 giây đối với mỗi một lần sử dụng.

- Nước súc miệng chỉ dành riêng cho miệng

Nước súc miệng không đơn thuần chỉ có tác dụng đối với khoang miệng. Đây là một sản phẩm được sử dụng để bảo vệ răng miệng. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng nước súc miệng chứa cofond để kiểm soát dầu ở da đầu hay chăm sóc vết thương, thậm chí có thể sử dụng để khử trùng và khử mùi dưới da.


Tác giả: Nắng Mai