Nước dashi là gì? Hướng dẫn mẹ các cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm

Nước dashi là gì? Hướng dẫn mẹ các cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm
Hiện nay, các mẹ đã biết đến nước dashi cho bé. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách nấu nước dashi cho bé đúng cách. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ nấu nước dashi cho bé ăn dặm đủ chất dinh dưỡng.

Thực tế, các mẹ có nhiều lựa chọn để cho trẻ ăn dặm. Nhưng ăn dặm kiểu Nhật bằng cách nấu nước dashi cho bé không phải mẹ nào cũng biết rõ. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn và biết về cách nấu nước dashi để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho bé nhà mình.

Dù hiện nay có rất nhiều biện pháp ăn dặm cho bé phù hợp. Nhưng các mẹ vẫn ưa chuộng biện pháp nấu ăn kiểu Nhật hơn cả vì đây là phương pháp đảm bảo sự khoa học. Không những thế, nấu ăn kiểu Nhật còn gần gũi với cách chế biến với văn hóa Việt Nam.

Hầu hết các mẹ chỉ nghe đến các nấu nước dashi cho bé. Nhưng các mẹ đều không hiểu rõ đây là nước gì và vì sao cho con ăn theo kiểu Nhật các mẹ đều sử dụng loại nước này.

1. Nước dashi là gì?

Nước dashi là loại nước được trộn vào cháo cũng như các loại nước khác để sử dụng cho bé. Đây còn được biết là loại nước nấu từ rong biển, cá bào và từ rau củ quả phổ biến dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cách nấu nước dashi rau củ cho bé ăn dặm được biết là cách nấu phổ biến nhất.

Dashi được biết là thuật ngữ sử dụng để chỉ nước dùng jhoajwc nước dùng nấu ăn. Đây là loại nước được sử dụng nhiêut nhất trong nấu ăn truyền thống của Nhật Bản.

Bản chất, nước dashi còn phụ thuộc vào thành phần thực phẩm mà nó được tạo ra. Ý nghĩa của các ký tự tiếng Nhật dashi được hiểu là "chất lỏng chiết xuất".

Dashi được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng vẫn có một vài thành phần được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như:

- Konbu dashi (làm từ tảo bẹ ăn được).

- Katsuo-bushi dashi (làm từ vảy cá ngừ).

- Cũng có thể thường thấy sự kết hợp của cả hai.

- Dashi từ nấm hương.

- Dashi nấm đông cô.

- Niboshi là cá cơm khô và cá mòi.

Nước dashi là gì? Hướng dẫn mẹ các cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm - Ảnh 1.

tuỳ vào cách nấu các loại dashi Nhật khác nhau mà còn có thể tùy theo đó điều chỉnh sự tinh tế cũng như sâu sắc trong khẩu vị của từng loại dashi - Ảnh Internet

Cũng tương tự như các loại món súp, món hầm hay các món ninh nhừ khác. Dashi được biết là cơ sở thiết lập giai điệu mà tất cả những thứ khác sẽ theo sau. Do đó, tùy vào cách nấu các loại dashi Nhật khác nhau mà còn có thể tùy theo đó điều chỉnh sự tinh tế cũng như sâu sắc trong khẩu vị của từng loại dashi.

Về bản chất, dashi Nhật Bản là loại nước cốt tiện lợi vì các nguyên liệu đã được sấy khô, dễ bảo quản. Do đó, người sử dụng không cần quá quan tâm đến kế hoạch với các loại sản phẩm để nấu nước dashi và có thể thực hiện một bữa ăn lành mạnh như mong muốn.

Vì vậy, nước dùng dashi còn được biết đến là lựa chọn an toàn, bổ dưỡng và giúp bổ sung các loại khoáng chất, cũng giúp đem lại sự thơm ngon và vị ngọt đậm đà cho các món ăn cho bé ăn dặm.

Đặc biệt, thời gian đầu khi nấu ăn cho bé chưa sử dụng muối hoặc kèm theo các loại gia vị khác. Do đó, để nêm nếm đồ ăn phù hợp thì sử dụng nước dashi là một lựa chọn hoàn hảo cho trẻ nhỏ. Loại nước cốt này còn có tác dụng giúp bé bổ sung khoáng chất, thơm ngon, đậm đà cho bé.

Đọc thêm:

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 5 đến 8 tháng tuổi

Những nguyên tắc về thực đơn cho bé ăn dặm các mẹ cần lưu ý

2. Các cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm

Tuỳ thuộc vào từng món ăn mà người Nhật sẽ lựa chọn loại nước dashi phù hợp. Do đó, một vài công thức nấu nước dashi dưới đây sẽ giúp mẹ thay đổi dinh dưỡng và gia tăng hương vị cho bé một cách tốt nhất.

2.1. Cách nấu nước dashi rau củ

Đối với cách nấu rau củ quả, các mẹ có thể lựa chọn nhiều loại rau củ quả khác nhau. Chỉ cần lưu ý một vài vấn đề khi nấu nước dashi rau củ như sau:

- Cần lựa chọn các sản phẩm rau củ có nguồn gốc rõ ràng.

- Rửa sạch rau củ đã chọn, thái khúc.

- Có thể dựa theo sở thích của các bé để lựa chọn các loại rau củ khác nhau như: khoai tây, ngô, bắp non, mía, rau củ quả hay bắp cải, cải thảo, súp lơ, su su, mướp, bí xanh, bí đỏ, bông cải xanh, rau cải ngọt,...

- Các mẹ không chọn những loại rau củ có vị chát.

Tìm hiểu thêm những lợi ích sức khoẻ từ các loại rau củ qua bài viết:

11 công dụng của súp lơ: Thực phẩm được mệnh danh là 'kẻ thù' của ung thư

Công dụng của bắp cải không phải ai cũng biết!

Nước dashi là gì? Hướng dẫn mẹ các cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm - Ảnh 2.

Mẹ có thể lựa chọn các loại rau củ quen thuộc để nấu nước dashi cho bé ăn dặm - Ảnh Internet

Thực hiện cách nấu nước dashi rau củ như sau:

- Đối với 250gr rau củ quả tươi, mẹ có thể bổ sung thêm 800ml nước. Theo đó, bao nhiêu loại rau củ quả thì mẹ sẽ tự điều chỉnh số ml nước cần thiết một cách phù hợp nhất.

- Thời gian để nấu rau của quả thành nước dashi rau củ là 20 phút cho rau củ chín mềm là có thể tắt bếp.

- Tiếp đến, lấy các loại rau củ đã chín ra để nghiền, rây cho em bé ăn dặm.

- Phần nước còn lại mẹ có chính là loại nước dùng dashi mà mẹ đem để nấu cháo cho em bé ăn.

- Sau khi nấu nước xong, phụ huynh cần để nguội và lọc qua rây để có thể loại bỏ được những mảnh vụn đồ ăn và có thể trữ đông cho em bé ăn dần.

- Lưu ý trong quá trình trữ đông đồ ăn cho em bé. Càng trữ nước dashi lâu thì nước dùng dashi càng mất vị. Vì vậy, khi muốn lưu trữ nước dùng dashi, mẹ chỉ nên trữ đông và sử dụng trong vòng 1 tuần trở lại.

Trong quá trình nấu cháo, có thể thêm từ 15 đến 20 ml nước dashi rau củ đã nấu. Dựa theo độ đặc và loãng của cháo để mẹ có thể tăng khẩu vị cho món ăn của bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thêm nước dashi vào rau củ rồi nghiền cho em bé ăn dặm.

2.2. Nấu nước dashi từ mía

Tác dụng của nước mía đối với sức khoẻ

Chắc hẳn không ít mẹ cảm thấy lạ lẫm khi tại sao lại sử dụng mía để nấu nước dashi cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, bạn có thể biết đến một vài thông tin có liên quan đến mía đối với sức khoẻ như sau:

Nước mía được biết là loại nước uống chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong khi đó, nước mía còn chứa tới 70% là lượng đường tự nhiên, chất đạm, chất béo, tinh bột kèm các loại vitamin B và C khác. Không chỉ vậy, nước mía còn chứa tới 30 loại axit hữu cơ và nước mía còn rất giàu sắt, canxi.

Việc sử dụng nước mía nấu thức ăn cho trẻ đem lại nhiều lợi ích:

- Giúp trẻ thanh nhiệt, giải độc và giữ ẩm.

- Có tác dụng ngăn chặn và đẩy lùi bệnh cảm cúm, viêm họng.

- Kháng virus và chống dị ứng.

- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

- Phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

Nước mía không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ mà còn giúp bạn giải khát tốt trong mùa hè. Đọc thêm bài viết: Nước mía không chỉ để giải khát mà còn giúp bạn khỏe hơn.

Nước dashi là gì? Hướng dẫn mẹ các cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm - Ảnh 3.

Nước mía chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể - Ảnh Internet

Vì vậy, nước mía được nhiều mẹ sử dụng như một loại nước dùng để nấu cháo hoặc nấu bột cho trẻ khi em bé được 7 đến 8 tháng tuổi. Sử dụng nước dashi đem lại hiệu quả giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, cung cấp cho bé đủ năng lượng trong bữa ăn.

BS. Nguyễn Trí Đoàn thuộc Nhi khoa, nguyên phó trưởng khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết thêm: Mía được biết là đường cung cấp năng lượng cho trẻ. Nước luộc mía cũng có đường nhưng nên khi sử dụng quá nhiều có thể chuyển hóa thành dạng glycogen ở gan và chuyển thành mỡ.

Ngoài ra, thói quen ăn ngọt của trẻ cũng gây ra nguy cơ béo phì và đối mặt với nhiều bệnh khác như sâu răng,...

Do đó, lựa chọn tốt nhất của mẹ khi quyết định nấu nước dashi bằng mía cho bé ăn dặm không coi đây là biện pháp đem hiệu quả tăng cân cho trẻ và tuyệt đối không lạm dụng biện pháp này.

Cách làm nước dashi từ nước mía

Cách nấu nước dashi từ mía cho bé ăn dặm rất đơn giản và tương tự như những cách nấu nước dashi rau củ. Mẹ có thể thực hiện nấu nước dashi từ mía bằng cách sau:

- Đem mía cắt khúc với độ dài vừa nồi.

- Luộc mía cho tới khi ra hết nước ngọt.

- Sau đó chắt nước để bỏ cặn là mẹ có thể sử dụng nước mía vừa rồi làm nước dashi cho bé ăn dặm.

Ngoài ra, nước dashi từ mía còn có thể được kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác: Mía có thể kết hợp thêm với đậu xanh, hạt sen hoặc các loại rau củ khác như cà rốt, su su,...

Lưu ý khi đun nước mía kết hợp với thực phẩm khác: Bởi vì nước mía cần đun lâu hơn so với các loại rau củ khác. Vì vậy, cần đun nước mía trước sau đó lọc bỏ cặn rồi sử dụng nước đó để đun cùng với các loại rau củ chín nhanh như cà rốt hay su su.

2.3. Cách nấu nước dùng dashi rong biển cá bào

Rong biển hay còn có tên gọi khác là tảo bẹ, đây là một thuật ngữ thông dụng và thiếu một định nghĩa chính thức chỉ những loài sinh vật sinh sống ở biển.

Rong biển thuộc một nhóm tảo đa bào không có tổ tiên chung như tảo đỏ, tảo lục, tảo nâu. Ngoài ra, rong biển còn được biết có thể sống ở cả môi trường nước mặn, nước lợ. Rong biển có thể mọc trên các rạn san ô, trên vách đá hoặc dưới tầng nước sâu với điều kiện có ánh sáng mặt trời giúp rong biển quang hợp.

Không chỉ phổ biến mà rong biển còn là thức ăn giàu dinh dưỡng. Vì vậy, rong biển được các mẹ lựa chọn để nấu nước dùng dashi cho bé ăn dặm cung cấp cho trẻ đủ dưỡng chất cần thiết.

Cá bào của Nhật được làm từ cá ngừ xông khói, muối khô và tên khoa học là Katsuwonus pelamis, tên tiếng Nhật là katsuo, tiếng Anh là bonito.

Nước dùng dashi có nguyên liệu chính là cá ngừ bào và tảo bẹ khô. Hướng dẫn cách nấu nước dùng dashi rong biển cá bào dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm lựa chọn cho trẻ khi nấu nước dùng dashi.

Đọc thêm:

Rong biển là gì? Tác dụng của rong biển đối với sức khỏe con người như thế nào?

9 tác dụng của rong biển đối với sức khỏe và những lưu ý cần biết khi ăn

Nước dashi là gì? Hướng dẫn mẹ các cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm - Ảnh 5.

Chuẩn bị nguyên liệu để nấu nước dùng dashi rong biển cá bào cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng - Ảnh Internet

Nguyên liệu chuẩn bị gồm: tảo bẹ, cá bào và nước.

Thực hiện như sau:

- Ngâm tảo bẹ kombu, ngâm 10g hoặc có thể đo lấy bằng cách sử dụng 2 miếng kombu có chiều dài gần bằng 1 gang tay và rộng từ 3 đến 5 cm.

Sử dụng khăn để lau sạch lớp trắng bên ngoài, đây là lớp muối bảo quản tảo bẹ. Lưu ý, không được rửa vì sẽ làm mất vị ngọt tự nhiên của umami của kombu và các khoáng chất.

Tiếp đến cần ngâm tảo bẹ với 500 đến 600ml nước cho đến khi tảo bẹ khô nở ra. Tùy thuộc vào khẩu vị có thể cho nhiều hoặc ít nước dùng để có vị phù hợp.

Thời gian ngâm tảo bẹ kombu từ 20 phút. Nếu có thời gian có thể ngâm từ 3 đến 6 tiếng, bởi vì thời gian ngâm tảo kombu càng lâu thì vị umami của kombu tiết ra càng nhiều.

- Sau khi ngâm kombu cần đun nồi ninh nhỏ lửa nồi nước ngâm tảo bẹ từ 10 đến 20 phút. Tiếp đó vớt tảo bẹ và cho 1 nhúm cá bào bỏ vào và đun thêm từ 3 đến 5 phút rồi tắt bếp.

Một vài điểm lưu ý khi nấu nước dùng dashi rong biển cá bào như sau/ Tuy kombu có vị ngọt umami nhưng để bảo quản kombu thì người ta sẽ ướp kombu với muối, do đó kombu sẽ có vị mặn. Vì vậy, nếu nấu lâu kombu sẽ bị đắng. Do đó, để nước dashi ngọt thì các mẹ có thể cho thêm nhiều cá bào.

2.4. Cách nấu bột với nước dashi

Để nấu bột với nước dashi cho bé ăn dặm dễ dàng, sau khi chế biến nước dùng dashi, mẹ có thể chia thành các viên nhỏ và trữ đông. Đây là cách dễ dàng và giúp mẹ tiết kiệm thơi gian hơn.

Phụ huynh khi nấu bột với nước dashi sẽ cần thực hiện bước rã đông dashi đã cất giữ. Đặc biệt, muốn tận dụng hiệu quả của nước dashi trong việc chế biến món ăn dặm cho trẻ cần biết cạc sử dụng nước như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hai trường hợp thông dụng các mẹ cần biết:

Nấu cháo thịt, cá với nước dashi cho bé

Mẹ cần rã đông thịt cá cùng với cháo với nước dashi trong thời gian 7 phút để các nguyên liệu rã đông.

Sau đó, mẹ tiếp tục nấu thêm khoảng 1 phút, chỉ đơn giản như vậy là có thể đem cho em bé sử dụng.

Đối với các trường hợp nấu cháo mà chỉ trữ đông nước dashi thì mẹ cần thêm 15 đếm 30 ml nước dashi đã rã đông vào nấu cho trẻ.

Cần nấu sôi trong vòng 5 phút là có thể cho trẻ sử dụng.

Nước dashi là gì? Hướng dẫn mẹ các cách nấu nước dashi cho bé ăn dặm - Ảnh 6.

Bảo quản nước dashi để sử dụng cho bé trong 1 tuần mà không cần nấu lại nhiều lần giúp mẹ tiết kiệm thời gian - Ảnh Internet

Chỉ cần nấu nước dùng dashi sẵn, mẹ có thể dễ dàng sử dụng cho con trẻ mà không cần quá lo lắng rằng sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Hi vọng những thông tin về nước dashi ở trên có thể giúp mẹ lựa chọn cho mình những cách nấu nước dashi cho bé nhanh chóng, tiện lợi và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe trẻ.

3. Lưu ý khi sử dụng nước dashi cho bé

Các chuyên gia cho biết rằng, giai đoạn trẻ dưới 12 tháng tuổi. Không nên sử dụng nước dashi quá đậm cho bé. Bởi vì lúc này sẽ không đảm bảo. Thậm chí, nước dashi quá đậm còn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bé.

Ngoài ra, tại hội đồng Nhi Khoa Hyogo (Nhật Bản), GS.BS. Tsutie cũng đưa ra nhấn mạnh rằng: Đối với các loại nước dùng không thể thay thế chất dinh dưỡng từ thực phẩm "thật" đến từ rau củ thật, thịt cá thật, thậm chí rong biển thật.

Trong khi đó, nước dùng dashi thực tế chỉ tạo vị và thành phần dinh dưỡng là rất ít, đặc biệt các nước dùng từ cá và rau củ. Rất nhiều vitamin nhóm B và C cùng nhiều chất khoáng đánh mất trong lúc chế biến nước dùng.

Bởi vì thế, em bé vẫn cần bổ sung cá, thịt và rau củ thật. Phụ huynh tuyệt đối không lạm dụng nước dùng dashi và không nên chỉ cho bé ăn cháo nấu với nước dùng.

Nguồn dịch tham khảo: wikipedia.org, babything.net, steemit.com, thekitchn.com.


Tác giả: Nguyễn Hiền