Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều người bị sẩn ngứa, nổi mề đay. Nếu bạn từng trải qua tình trạng da sẩn, ngứa ngáy khi căng thẳng thì tất cả dưới đây là những điều bạn cần biết.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ thì tình trạng nổi mề đay là sự xuất hiện của các nốt ngứa sẩn trên da ở bất cứ đâu và có kích thước khác nhau từ bằng đầu kim đến vài cen-ti-mét. Các nốt này hơi gồ lên bề mặt da, có màu đỏ hoặc hồng tuỳ thuộc vào sắc tố da của bạn.
Các vết sưng không có nước và không bị rỉ dịch.K hi ấn vào giữa vết sưng thì màu có thể trắng lại và hồng trở lại khi thả tay ra. Vết sưng ngứa do mề đay thường kéo dài không quá 24 giờ, nhưng những vết sưng mới có thể hình thành và tạo thành các mảng sưng rộng.
- Có một số bằng chứng cho thấy mề đây có thể ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn nam giới
- Người mắc các bệnh tự miễn
- Người bị dị ứng với các dị nguyên khác như bụi, nấm mốc, lông thú cưng, phấn hoa,...
- Một tình trạng nổi mề đay do căng thẳng bởi cảm xúc (khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao) phổ biến ở người mắc bệnh hen suyễn, chàm và viêm mũi dị ứng
- Người mắc các tình trạng da liễu sẵn có cũng dễ bị nổi mề đay hơn do khi gãi da - dù chỉ là nhẹ - thì các vết gãi đó cũng có thể tạo ra các mảng nổi, có viền trên da
Khi căng thẳng xảy ra nhóm này có thể dễ bị nổi mề đay hơn.
Đọc thêm:
- Nổi mề đay có lây không? Cần làm gì khi bị nổi mề đay
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Da liễu Thực hành và Khái niệm vào năm 2021 đã giải thích mức độ căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, miễn dịch và thần kinh. Ví dụ, căng thẳng có thể gây viêm trên da và dẫn đến bùng phát bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm do căng thẳng.
Nghiên cứu này giải thích rằng, khi bạn căng thẳng, một con đường gọi là trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận (HPA) được kích hoạt. Quá trình này dẫn đến việc giải phóng cortisol, các hormone gây căng thẳng khác và tế bào mast.
Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, các tế bào mast là thành phần chính đằng sau làn da bị ngứa, kích ứng khi chúng tạo ra histamine. Và thật không may là phản ứng histamine đã gây bùng phát mề đay hay các tình trạng da khác như thế nào thì các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận chính thức.
Mặc dù các nhà khoa học chưa tìm được lý do mà làn da phản ứng với các hormone gây căng thẳng nhưng có một số cách để khắc phục điều này. Thông thường, mề đay do căng thẳng là tình trạng da thoáng qua - có nghĩa là chúng có thể tự biến mất trong vòng 24 giờ.
Nhưng nếu tình trạng nổi mề đay ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn, bạn có thể khắc phục bằng thuốc không đê đơn là các thuốc kháng hisamine hoặc kem cortisone để giảm viêm dẫn tới ngứa da. Tuy nhiên cần hạn chế gãi vết mề đay bởi càng gãi sẽ càng khiến tình trạng da tồi tệ hơn và thậm chí dễ nhiễm trùng hơn do các vết xước hở khi gãi.
Ngoài ra, bạn cũng cần loại bỏ bất kì yếu tố gây kích ứng da nào như nhiệt độ cao (nóng), hoá chất tẩy rửa mạnh, nước hoa, quần áo bó sát xung quanh khu vực da bị nổi mề đay do căng thẳng.
Chườm mát, chườm lạnh có thể giúp giảm sưng ngứa, tuy vậy cần chườm qua một lớp khăn mềm và sạch để tránh gây bỏng lạnh hoặc nhiễm trùng da.
Nếu tình trạng da không có bất kì cải thiện nào trong vòng một tuần, bạn nên thăm khám bác sĩ da liễu để có thể tìm ra nguyên nhân chính gây ra tình trạng sẩn ngứa, mề đay là gì. Đôi khi một số trường hợp bệnh nhân cần một loại thuốc tác dụng mạnh hơn giúp kiểm soát việc giải phóng histamine tốt hơn - mà chỉ khi có đơn bác sĩ mới được sử dụng.
Và đặc biệt là, chú ý tới việc kiểm soát căng thẳng. Các biện pháp có thể thử bao gồm yoga, thiền, lối sống lành mạnh, chế độ ăn kiểm soát viêm và tăng cường đề kháng, ngủ sớm, tránh xa mạng xã hội khi cần thiết,...
Trong một số trường hợp, nếu bạn cho rằng bạn không bị nổi mề đay do căng thẳng mà do nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh chàm, côn trùng cắn, do giun (sán chó),... thì cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để không bị ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Nguồn dịch: Stress Rashes and Stress Hives—Here's What To Know