Dưới sự tác động của môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường và sự chủ quan không chú ý bảo vệ sức khỏe thì các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm họng đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Bệnh viêm họng được chia thành: Viêm họng cấp và viêm họng mãn tính. Ở mỗi giai đoạn bệnh lại được chia thành:
Viêm họng cấp tính, gồm: Viêm họng trắng (viêm họng giả mạc), viêm họng đỏ, viêm họng loét. Viêm họng mãn tính, gồm: Viêm họng teo, viêm họng xuất tiết, viêm họng quá phát (viêm họng hạt).
Bệnh viêm họng giả mạc là một trong 3 dạng bệnh viêm họng cấp tính hiếm gặp (chỉ chiếm 2-3%) cùng với viêm họng đỏ và viêm họng loét. Tuy nhiên cần cảnh giác bởi đó có thể là viêm họng bạch cầu được cảnh báo là rất nguy hiểm.
Trong các loại bệnh viêm họng thì viêm họng giả mạc thường hiếm gặp. Bệnh viêm họng giả mạc do trực khuẩn Klebs – Loeffler (Klep – lớp fle) gây ra, còn gọi là viêm họng bạch hầu, có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, phổ biến nhất là ở trẻ từ 2-7 tuổi. Dấu hiệu bệnh viêm họng giả mạc đặc trưng là màng giả mạc có màu trắng xám, dày, dai và dính, rất khó bóc, bám trên vùng niêm mạc họng.
Vì bệnh ở giai đoạn bệnh cấp tính, vì vậy viêm họng giả mạc cũng mang những dấu hiệu đặc trưng nhất của giai đoạn này. Các bạn có thể nhận biết dấu hiệu viêm họng giả mạc qua những triệu chứng chính sau:
- Cơ thể sốt đột ngột, toàn có thể cảm thấy mệt mỏi kèm theo đó là đau nhức các cơ.
- Bệnh nhân có trạng thái chán ăn, người uể oải, suy nhược cơ thể.
Một trong những dấu hiệu bệnh viêm họng giả mạc là họng sưng đau, niêm mạc họng tấy đỏ, có khi có hiện tượng xuất tiết. Tuy không điển hình nhưng ở một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể bị hạch nổi ở vị trí góc hàm.
- Mỗi khi ăn hay nuốt bất cứ đồ ăn gì cũng cảm thấy khó khăn, đau buốt. Những cơn đau này còn có thể lan lên đến hai bên mang tai.
- Họng có cảm giác khô rát
- Trong họng có nhiều đờm vì vậy mà khá nhiều người có tình trạng ho có đờm.
- Trên bề mặt amidan có nhiều xù sì, sưng to. Các khe, rãnh có chứa mủ có mùi hôi khó chịu.
Một dấu hiệu bệnh viêm họng giả mạc điển hình là bao quanh amidan kèm theo những màng giả mạc trắng có màu đục.
Viêm họng giả mạc thường diễn biến kéo dài khoảng 10 ngày mới khỏi hẳn, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm thận; bệnh Osler; thấp tim; viêm tấy xung quanh amidan; viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản,…
Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh viêm họng giả mạc cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Viêm họng giả mạc thường dùng thuốc kháng sinh (cephalothin, amikacin, gentamicin,…), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau để điều trị toàn thân và dùng khí dung, hay bôi họng để điều trị tại chỗ. Ngoài ra bệnh nhân bị viêm họng giả mạc cần nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Để tránh cho bản thân không mắc phải chứng bệnh dai dẳng và khó chịu này. Các bạn hãy ghi nhớ và thực hiện những lời khuyên sau đây:
- Luôn giữ gìn và thực hiện các biện pháp vệ sinh răng, miệng và họng sạch sẽ. Để làm được điều đó, các bạn hãy áp dụng súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước diệt khuẩn mua tại các hiệu thuốc. Duy trì việc đánh răng 2 – 3 lần/ngày.
- Nên đeo khẩu trang khi làm việc, khi ra đường, hay mỗi khi đến những nơi có nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm….
- Tránh ở trong môi trường có điều hòa để nhiệt độ thấp, hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ uống để trong tủ lạnh hoặc có đá.
- Luôn giữ phòng ngủ cũng như môi trường sống sạch sẽ và thông thoáng, không được có gió lùa vào quá nhiều.
- Nhanh chóng và triệt để giải quyết những chứng viêm nhiễm về đường hô hấp để loại bỏ đi khả năng bệnh biến chứng và gây viêm họng giả mạc.
- Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu bệnh viêm họng giả mạc nào nêu trên, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị, tránh trường hợp các biến chứng xấu xảy đến.