Nhược cơ tuyến ức điều trị như thế nào?

Nhược cơ tuyến ức điều trị như thế nào?
Tâm lý chung của con người khi mắc phải bệnh gì đó đều muốn điều trị sao cho nhanh khỏi và với bệnh nhược cơ tuyến ức cũng không ngoại lệ. Vậy phương pháp điều trị nhược cơ tuyến ức là gì? Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề này.

1. Nhược cơ tuyến ức - Khó có thể phát hiện sớm

Với trẻ em, tuyến ức có vai trò như một hệ thống miễn dịch và thực hiện sản sinh ra các tế bào lympho. Tuy nhiên khi trưởng thành thì tuyến ức sẽ ngưng phát triển, chỉ ở một số trường hợp bất thường thì tuyến ức vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Nhưng trong những trường hợp này tuyến ức không còn đảm nhiệm chức năng vốn có của nó mà lại tiết ra các chất ức chế dẫn truyền thần kinh cơ và đây là một bệnh tự miễn.

Ảnh 2.

Bệnh nhược cơ tuyến ức rất khó phát hiện (ảnh: internet)

Với những người bình thường, các cơ vận động được là nhờ các xung đột của hệ thần kinh cơ qua các chất trung gian tại các đầu tận của dây thần kinh. Loại chất này được gọi là Acetylcholine. Khi tuyến ức tiết ra những chất gây ức chế Acetylcholine hoạt động thì các xung đột thần kinh sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên những chất này lại không ảnh hưởng đến vận động của tim và ruột.

Nếu trong giai đoạn đầu của bệnh nhược cơ tuyến ức, các u tuyến ức tiết ra các chất ức chế dẫn truyền thần kinh còn ít và khi đó bệnh đang ở mức độ nhẹ. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy yếu khi vận động hay đi lại và khi được nghỉ ngơi sẽ trở lại như bình thường. Sau đó người bệnh sẽ có biểu hiện sụp mi mắt, mỏi mắt và nhìn đôi. Ở giai đoạn này nếu bệnh được phát hiện thì sẽ được điều trị nội khoa để kháng lại chất gây ức chế dẫn truyền thần kinh.

Ảnh 3.

Có thể điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật (ảnh: internet)

Trong một số trường hợp nhược cơ tuyến ức sẽ bị bỏ qua khi đang ở giai đoạn đầu bỏi triệu chứng không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác.

2. Phẫu thuật điều trị nhược cơ tuyến ức

Nhược cơ tuyến ức nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ trở nên nặng hơn với những biểu hiện như nhìn đôi, nhai mỏi, nói không rõ, khó nói, nuốt bị khó, dễ bị sặc, mỏi chân tay,… 

Thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu không thở được. Để chẩn đoán bệnh nhược cơ tuyến ức, các bác sĩ sẽ khám bằng cách để các nhóm cơ vận động nhiều lần, từ đó có thể phát hiện dấu hiệu yếu cơ. Ví dụ nếu người bệnh bị yếu tay chân, nói ngọng, líu lưỡi, không nói được khi phải trả lời nhiều câu hỏi, thực hiện chẩn đoán vằng việc nhỏ thuốc cũng có thể thấy diễn biến của bệnh hoặc chụp CT Scanner ngực cũng sẽ thấy tuyến ức to hơn.

Ảnh 4.

Tham khảo tư vấn của bác sĩ để điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất (ảnh: internet)

Nếu nhược cơ tuyến ức phát triển quá mức thì các bác sĩ sẽ tiến hành mổ toàn bộ tuyến ức. Sau đó thực hiện điều trị nội khoa. Nếu như trước đây để điều trị nhược cơ tuyến ức thường phải mở lồng ngực hoặc mở dọc xương ức hay nên cổ để lấy khối u. 

Việc làm này rất nguy hiểm, có thể gây nên nhiều biến chứng như chảy máu, nhiễm khuẩn, để lại sẹo và bị đau sau mổ. tuy nhiên hiện này kỹ thuật mổ nội soi đã được đưa vào để điều trị nhược cơ tuyến ức. Phương pháp này khá an toàn, người bệnh ít bị đau hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, đảm bảo tính thẩm mỹ về sau…

Với sự phát triển của y học như hiện nay, vấn đề điều trị nhược cơ tuyến ức không quá khó khăn nên mọi người có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình điều trị bệnh. 

Điều trị nhược cơ tuyến ức là việc làm rất cần thiết và quan trọng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Vậy nên nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường nghi là bệnh nhược cơ tuyến ức các bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Tác giả: Đỗ Hoa