Những yếu tố nguy cơ của bệnh gai cột sống

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những yếu tố nguy cơ của bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống là một căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy, những yếu tố nguy cơ của bệnh gai cột sống là gì?

1. Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là một sự phát triển của gai xương có thể xảy ra dọc theo các cạnh của xương. 

Gai cột sống có thể hình thành trong bất kỳ xương nào nhưng thường được tìm thấy trong các khớp, nơi hai hoặc nhiều xương kết hợp với nhau. Chúng cũng xảy ra ở các cơ, dây chằng hoặc gân bám vào xương.

Một số bộ phận phổ biến nhất của cơ thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống là cổ (cột sống cổ), lưng (cột sống thắt lưng), vai, hông, đầu gối và gót chân. Các khu vực khác cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm khớp thái dương hàm (TMJ), bàn tay, cổ tay và bàn chân (đỉnh bàn chân, vòm bàn chân hoặc ngón chân).

2. Điều gì gây ra bệnh gai cột sống?

Viêm xương khớp hoặc viêm gân có thể gây nên căng thẳng liên tục hoặc gây ra sự cọ xát của xương trong một thời gian dài. Thông thường, sẽ có một lớp sụn dọc theo các cạnh của xương nơi chúng kết hợp với nhau để tạo thành khớp. Khi bệnh nhân bị viêm xương khớp, lớp sụn này bị mòn đi và xương có thể cọ xát trực tiếp vào nhau. 

Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.

Ngoài ra, có những điều kiện y tế khác thường liên quan đến gai cột sống. Tăng sản xương vô căn khuếch tán (DISH) và viêm cột sống dính khớp là hai rối loạn viêm ảnh hưởng đến dây chằng của cơ thể và gây ra gai xương ở cột sống.

3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh gai cột sống

Các yếu tố nguy cơ cho sự kích thích xương gây bệnh gai cột sống bao gồm:

Chấn thương khớp

Một tai nạn làm tổn thương khớp làm tăng khả năng viêm xương khớp và bệnh gai cột sống xảy ra ở khớp đó sau này trong cuộc sống. Sau các chấn thương cột sống, cơ thể sẽ có các cơ chế thích hợp để phục hồi và sửa chữa các tổn thương do chấn thương gây nên. Ngoài ra, việc lạm dụng khớp hoặc gân trong sinh hoạt và làm việc có thể khiến người ta bị thoái hóa cột sống.

Vì thế, bị chấn thương vùng cột sống (kể cả những chấn thương xảy ra đã lâu) là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh gai cột sống.

Di truyền

Di truyền cũng là một yếu tố nguy cơ cho thoái hóa và bệnh gai cột sống. Theo các nghiên cứu cho thấy, một số người mang những gen di truyền khiến đĩa đệm của họ yếu hơn người bình thường. Do đó, những người có người thân mắc bệnh gai cột sống có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường từ 1,5 đến 2 lần.

 Các tình trạng viêm cột sống dính khớp và tăng sản xương vô căn (DISH) 

Bệnh viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm mạn tính kéo dài đặc trưng bởi tình trạng đau và cứng cột sống tiến triển. Viêm cột sống dính khớp là hiện tượng viêm xảy ra ở mối nối giữa các đốt của cột sống lưng, hay giữa cột sống và xương chậu.

Tăng sản xương vô căn hay xương vô căn khuếch tán, thường được gọi là DISH, là một bệnh đặc trưng bởi vôi hóa (lắng đọng canxi) và hóa thạch (hình thành xương) trong các mô mềm, chủ yếu là các dây chằng và dây chằng. 

Việc mắc các tình trạng trên đều đều khiến một người có nguy cơ cao phát triển gai xương ở cột sống.

Bệnh tiểu đường

Đây cũng là một yếu tố nguy cơ cho thoái hóa cột sống và viêm xương khớp. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ thoái hóa cột sống và viêm xương khớp cao hơn những người khác. Tuy nhiên, chưa có sự khẳng định rõ ràng nào về yếu tố này.

4. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống không phải luôn luôn gây ra các triệu chứng rõ rệt. Nhiều người bị gai cột sống nhưng không biết điều đó. Tuy nhiên, nếu gai cọ xát với xương khác hoặc các mô mềm gần đó, chúng có thể gây đau hoặc làm mất chuyển động bình thường trong khớp. Điều này xảy ra phổ biến nhất ở hông, đầu gối, vai, tay và chân.

Nếu gai cọ xát với gân hoặc dây chằng, chúng có thể gây đau hoặc rách gân và dây chằng. Đây là một biến chứng phổ biến ở vai và có thể dẫn đến rách cơ ống xoay.

Nếu gai xảy ra ở cột sống, chúng có thể gây đau và gây mất chuyển động của các đốt xương sống, chúng cũng có thể chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống . Khi các dây thần kinh trong cột sống bị chèn ép, nó được gọi là bệnh gai cột sống chèn ép dây thần kinh. Bệnh có thể gây đau, tê, ngứa ran hoặc yếu ở cánh tay và chân. 

5. Khi nào thì ai đó nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho căn bệnh gai cột sống?

Nếu bạn đang cảm thấy sự đau đớn gia tăng ở khớp hoặc mất chuyển động, bạn có thể bị bệnh gai cột sống. Tuy nhiên, các bệnh cơ xương khớp khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này. Nếu những triệu chứng này gây ra cơn đau kéo dài đáng kể, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.

Nguồn: https://www.emedicinehealth.com/bone_spurs/article_em.htm#what_causes_a_bone_spur



Tác giả: Thúy Nga