Những yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Những yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là một trong những tình trạng sức khỏe nguy hiểm, có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Vậy những yếu tố đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở tất cả mọi người và gây ra những hệ lụy khôn lường tới sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, rủi ro ngộ độc thực phẩm ở một số đối tượng cao hơn các đối tượng khác.

Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm bạn cần phải biết để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Tuổi tác là yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Theo các nghiên cứu y khoa và các bác sĩ, quá trình lão hóa khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh bị yếu đi và không phản ứng lại với vi khuẩn gây hại.

Điều này có nghĩa là những đối tượng càng cao tuổi thì nguy cơ mắc ngộ độc thực phẩm càng cao khi sử dụng các thực phẩm không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh. Vì thế, những đối tượng này cần đặc biệt cẩn thận khi ăn uống và nếu bị ngộ độc thực phẩm cần được đưa ngay tới các cơ sở y tế gần nhất.

Ngộ độc thực phẩm: Những yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm - Ảnh 1.

Tuổi tác là một yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm - Ảnh Internet.

2. Phụ nữ mang thai

Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm chính là mang thai. Ngộ độc thực phẩm khi mang thai đã không còn xa lạ đối với các mẹ bầu. Trong đó, không ít trường hợp mẹ bầu bị ngộ độc do ăn uống không đúng cách.

Theo các bác sĩ, mang thai dẫn đến một số thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch của những người phụ nữ có thai cũng thay đổi để bảo vệ thai nhi đang phát triển. Những nguyên nhân này khiến mang thai là yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Vì vậy, phụ nữ có thai cần hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng thực phẩm để tránh ảnh hưởng tới cả người mẹ và thai nhi. Chưa kể, ngộ độc thực phẩm ở bà bầu còn có thể gây nhầm lẫn với tình trạng nghén trong thai kỳ. Do đó, bà bầu càng cần quan tâm hơn tới sức khỏe và tình trạng của bản thân.

Bà bầu cần biết nếu bị Ngộ độc thực phẩm khi mang thai và các biến chứng nguy hiểm để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cả bản thân và thai nhi khoẻ mạnh.

3. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng mà hệ thống miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện. Hơn nữa, sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất yếu. Vì thế, đây là đối tượng có nguy cơ cao bị các vấn đề sức khỏe tiêu cực ảnh hưởng, trong đó có ngộ độc thực phẩm.

Điều cần lưu ý là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị ngộ độc thực phẩm tấn công nhất do hệ miễn dịch còn non kém, không đủ chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn. Do đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (trẻ dưới 5 tuổi) là yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị ngộ độc thực phẩm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng mất nước rất nhanh. Do đó, cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện khi bị ngộ độc thực phẩm mà kèm theo các dấu hiệu sức khỏe nghiêm trọng.

Ngộ độc thực phẩm: Những yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm - Ảnh 2.

Trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn các đối tượng khác do hệ miễn dịch còn yếu - Ảnh Internet.

4. Người mắc các bệnh mạn tính

Yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tiếp theo chính là người mắc các bệnh mạn tính. Trong đó, những người mắc các bệnh đái tháo đường, bệnh gan, hay HIV/AIDS là đối tượng có nguy cơ cao mắc ngộ độc thức ăn.

Nguyên nhân là do các đối tượng mắc các bệnh mạn tính có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Vì thế, cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân gây hại xâm nhập vào.

Trên đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Những đối tượng này cần đặc biệt cẩn thận khi lựa chọn, chế biến và sử dụng các thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Hơn nữa, các đối tượng này nếu mắc ngộ độc thức ăn thì triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn những người khác và dễ bị các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.


Tác giả: Ngọc Điệp