Một số bệnh ung thư máu thường xảy ra phổ biến hơn ở nam giới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phụ nữ không bị ung thư máu. Đơn giản là, nam giới có tỷ lệ mắc ung thư máu cao hơn nữ giới.
Một số loại thuốc hóa trị, bao gồm thuốc kiềm hóa, thuốc có dẫn xuất platinum và các chất ức chế topoisomerase II, có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Trong một số trường hợp, những người đã được điều trị bằng các loại thuốc hóa trị này có thể phát triển hội chứng rối loạn sinh tủy - là một loại ung thư máu riêng biệt.
Phơi nhiễm phóng xạ có thể xảy ra ở nơi làm việc, do ảnh hưởng từ phương pháp điều trị ung thư trước đó, hoặc ảnh hưởng từ các xét nghiệm hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp x-quang. Nguy cơ mắc bệnh ung thư máu có thể khác nhau rất nhiều giữa các loại phơi nhiễm khác nhau.
- Những người từng điều trị xạ trị cho các bệnh ung thư khác trước đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cao hơn.
- Các nhà nghiên cứu đã xác nhận ảnh hưởng của tia bức xạ từ bom nguyên tử ở Nhật Bản với những người từng tiếp xúc với nó. Kết quả cho thấy, liều phóng xạ càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ung thư máu càng cao. Liều phóng xạ cực cao tại vị trí bom nguyên tử, cũng như tại các vị trí tai nạn lò phản ứng hạt nhân, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư máu.
Một số hóa chất, bao gồm cả một số thuốc được sử dụng trong điều trị hóa trị liệu ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Trong đó, Benzen được đánh giá là chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu phổ biến nhất.
Benzen có thể được tìm thấy trong khói thuốc lá, nhiều sản phẩm tẩy rửa, vật tư nghệ thuật, chất tẩy sơn và keo dán. Benzen cũng có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, dầu mỏ và xăng dầu.
Có một số hội chứng di truyền có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, bao gồm hội chứng thiếu máu Fanconi, hội chứng Bloom, ataxia-telangiectasia, thiếu máu Diamond-Blackfan, hội chứng Schwachman-Diamond, hội chứng Down, hội chứng giảm bạch cầu bẩm sinh nghiêm trọng, trisomy 8 u xơ thần kinh loại 1.
Có một thành viên thân thiết trong gia đình (như cha mẹ hoặc anh chị em ruột) bị ung thư máu có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một người.
Các đặc điểm được mô tả ở trên là các yếu tố nguy cơ chung có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư máu, nhưng mỗi loại ung thư máu cũng có các yếu tố rủi ro riêng. Ví dụ:
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cựu chiến binh đã tiếp xúc với chất độc màu da cam trong chiến trang có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL) cao hơn và các bệnh ung thư máu khác.
- Những người đã bị nhiễm vi rút Epstein-Barr, gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân (hay còn gọi là mono mon), có nguy cơ cao bị ung thư hạch Hodgkin (HL).
- Những người mắc các bệnh tự miễn, mắc hội chứng suy giảm miễn dịch ở người (HIV), mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) và những người nhận ghép tạng có nguy cơ cao bị ung thư hạch không Hodgkin (NHL).
- Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng, béo phì có thể là một yếu tố nguy cơ phát triển u tủy.
- Người gốc Do Thái Đông Âu có tỷ lệ mắc bệnh đa hồng cầu - một loại rối loạn tủy xương cao hơn.
Nguồn dịch: https://blood-cancer.com/basics/causes/