Những yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh là căn bệnh rất thường xuất hiện trong mùa đông, căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng và có một số nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh đồng thời khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.

1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm cúm

Virus gây bệnh cảm lạnh hay các bệnh lý đường hô hấp có thể gặp ở bất cứ đâu, chúng dễ dàng gây bệnh khi bạn có những yếu tố nguy cơ dưới đây:

1.1. Tuổi tác

Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh như trẻ em, người cao tuổi hay những phụ nữ đang mang thai. Những đối tượng này có sức đề kháng suy yếu khiến virus dễ xâm nhập và gây bệnh.

1.2. Yếu tố về nghề nghiệp

Những người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người đặc biệt là nhân viên y tế thường có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh hơn những đối tượng khác. Điều này được các Bác sĩ chuyên khoa lý giải là do đối tượng này thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh nên họ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những đối tượng khác.

1.3. Những người có hệ miễn dịch suy yếu

Những người có hệ miễn dịch suy yếu đặc biệt là người nhiễm lao, nhiễm HIV,…sẽ có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Đối tượng này cũng dễ dàng gặp phải những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra nếu không được khám và điều trị kịp thời. Những người mắc bệnh mãn tính cũng có nguy cơ cao mắc bệnh cảm lạnh hơn so với các đối tượng khác do hệ miễn dịch của họ suy giảm.

1.4. Điều kiện sống không tốt

Điều kiện sống thiếu thốn không đủ không gian sống cũng khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Không gian sống chật hẹp làm tăng nguy cơ lây lan các loại virus gây bệnh đường hô hấp nói chung và gây bệnh cảm lạnh nói riêng.

Mùa thu và mùa đông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, mùa thu hay mùa đông là hai thời điểm mà nhiệt độ thay đổi thất thường và có sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn, chính vì thế bạn đọc cần hết sức chú ý giữ gìn sức khỏe trong thời gian này để không mắc bệnh cảm lạnh.

1.5. Không thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

Đây cũng chính là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, virus cúm hay virus gây bệnh đường hô hấp thường tồn tại nhiều trên các bề mặt dễ tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn làm việc hay đồ dùng cá nhân,… Khi bạn cầm nắm vào những đồ vật này khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh của bạn.

Để hạn chế được điều này, bạn nên rửa tay bằng xà phòng hay các chất tẩy rửa nhẹ nhàng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với nhiều người hay sau khi hắt hơi, ho,…

1.6. Không vệ sinh bàn làm việc sạch sẽ

Bàn làm việc là nơi mà bạn tiếp xúc hàng ngày đặc biệt là đối tượng dân công sở, nếu không giữ vệ sinh khu vực này thì đây chính là một trong những yếu tố nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh. Nếu bạn không muốn mình mắc bệnh cảm lạnh thì hãy thường xuyên vệ sinh bàn làm việc sạch sẽ ngay hôm nay nhé.

2. Một số điểm cần lưu ý để phòng bệnh cảm lạnh

Để phòng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh bạn đọc cần chú trọng áp dụng một số biện pháp sau đây:

Giữ vệ sinh mũi họng bằng cách thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý, đồng thời che chắn chúng cẩn thận mỗi khi ra ngoài đường. Hạn chế để khu vực này tiếp xúc với không khí khô và lạnh trong thời tiết mùa đông.

Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin cũng như các chất chống oxy hóa để nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm phòng chống bệnh tật. Hạn chế đến những nơi công cộng nếu không cần thiết, đồng thời sử dụng khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, bụi bẩn.

Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe tổng quát. Một số bài tập thể dục đơn giản mà bạn có thể áp dụng như đi bộ, đạp xe đạp hay tập thiền, yoga,...tất cả những bài tập này đều giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể hiệu quả.


Tác giả: Phạm Thị Mai