Những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho bà bầu

Những vấn đề cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho bà bầu
Bổ sung kẽm cho bà bầu là vấn đề rất cần thiết. Bởi loại khoáng chất này có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú là đối tượng hàng đầu cần bổ sung kẽm. Tuy nhiên, để có hiệu quả cao, việc bổ sung kẽm cho bà bầu phải được tiến hành đúng cách. Cùng tìm hiểu về những điều cần lưu ý khi bổ sung kẽm cho bà bầu trong bài viết sau.

1. Nên bổ sung kẽm cho bà bầu vào các thời điểm nào?

Kẽm là khoáng chất cần thiết cho quá trình thụ thai và phát triển của thai nhi. Do đó, khoáng chất này cần được bổ sung trước, trong và cả sau thời kỳ mang thai. Đối với những phụ nữ có kế hoạch sinh con, việc bổ sung thêm kẽm là điều cần thiết. Thông thường, việc bổ sung kẽm sẽ được tiến hành trước thời điểm mang thai từ 2 đến tháng. Ở thời điểm này, lượng kẽm được khuyến nghị sẽ là 8 mg/ ngày.

Trong quá trình mang thai, nhu cầu về kẽm của thai phụ sẽ cao hơn so với mức bình thường. Bởi ngoài người mẹ, kẽm còn được sử dụng để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi.

Trong thời gian này, lượng kẽm cần thiết cho các bà bầu là khoảng 11 mg/ ngày. Có thể bổ sung kẽm cho bà bầu từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm thực phẩm và dược phẩm bổ sung. Nếu không thể bổ sung hàng ngày, thai phụ cần đảm bảo lượng kẽm trung bình theo tuần và tháng.

Khi em bé đã ra đời, việc bổ sung kẽm cho người mẹ vẫn nên được duy trì thường xuyên. Bởi trong 6 tháng đầu, nguồn cung cấp kẽm cho em bé hoàn toàn là từ sữa mẹ. Ngoài ra, hàm lượng kẽm từ sữa mẹ thường có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Do đó, nếu không bổ sung kịp thời, cả mẹ và em bé đều sẽ có nguy cơ thiếu hụt kẽm. Thông thường, lượng kẽm tối thiểu cần bổ sung cho phụ nữ đang cho con bú là khoảng 12 mg/ ngày.

2. Tầm quan trọng của việc bổ sung kẽm cho bà bầu

Một lượng kẽm theo đúng khuyến nghị sẽ giúp thai phụ giảm bớt các triệu chứng trong thai kỳ. Cụ thể, bổ sung kẽm cho bà bầu đầy đủ sẽ hạn chế được hiện tượng nôn khan do nghén. Đồng thời, kẽm được chứng minh là giúp bà bầu tăng cường miễn dịch và ăn ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, kẽm cũng chính là khoáng chất cần thiết trong việc tự chữa lành các vết thương trên cơ thể của bà bầu.

Ngoài những lợi ích cho mẹ, kẽm còn là yếu tố không thể thiếu cho thai nhi phát triển. Bởi kẽm có nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa và hoàn thiện chức năng AND của thai nhi.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ rằng kẽm giúp ngăn chặn hiện tượng thai lưu và có ảnh hưởng nhất định tình trạng dây thần kinh của trẻ. Ngoài ra, việc thiếu kẽm còn có thể tác động đến cân nặng của đứa trẻ khi ra đời. Trẻ thiếu kẽm thường còi cọc, chậm lớn, thậm chí là chậm phát triển về chiều cao và thể trạng.

3. Bổ sung kẽm cho bà bầu như thế nào là hợp lý?

Nhu cầu về kẽm của phụ nữ mang thai sẽ có sự khác nhau tuỳ vào độ tuổi mang thai. Phụ nữ mang thai ở độ tuổi càng thấp thì lượng kẽm cần bổ sung sẽ càng cao. Cụ thể việc bổ sung kẽm cho bà bầu cần theo hướng dẫn như sau:

- Đối với thai phụ từ 19 tuổi trở lên: 11 mg/ ngày.

- Đối với thai phụ từ 18 tuổi trở xuống: 13 mg/ ngày.

- Đối với bà mẹ đang cho con bú từ 19 tuổi trở lên: 12 mg/ ngày.

- Đối với bà mẹ đang cho con bú từ 18 tuổi trở xuống: 14 mg/ ngày.

Để đảm bảo lượng kẽm khuyến nghị này, bà bầu có thể lựa chọn nhiều nguồn cung cấp kẽm. Tuy nhiên, nguồn kẽm an toàn nhất vẫn là từ các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Các bà bầu có thể lựa chọn hoặc kết hợp các loại thực phẩm giàu kẽm sau đây:

- Trong 100g thịt bò có chứa từ 3,7 đến 5,8 mg kẽm.

- Trong 100g thịt lợn có chứa từ 1,9 đến 3,5 mg kẽm.

- Trong 200ml sữa tươi có chứa khoảng 1mg kẽm.

- Trong 200g sữa chua không béo có chứa khoảng 1,8 mg kẽm.

- Trong 300g hạnh nhân có chứa khoảng 0,9 mg kẽm.

- Trong 30g lạc có chữa khoảng 0,9 mg kẽm.

Ngoài ra, các bà bầu cũng có thể sử dụng thêm một số loại dược phẩm bổ sung kẽm. Dược phẩm bổ sung kẽm cho bà bầu thường được điều chế dưới dạng các loại viên uống tổng hợp.

Bởi ngoài kẽm, phụ nữ đang mang thai còn cần bổ sung rất nhiều khoáng chất khác. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này vẫn nên được tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.

Bổ sung kẽm cho bà bầu là điều cần thiết sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các bà bầu hãy nhớ bổ sung đầy đủ lượng kẽm theo đúng khuyến nghị nhé!


Tác giả: Thùy Dung