Những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe khi chỉ số máu Triglyceride tăng cao trong cơ thể?

Những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe khi chỉ số máu Triglyceride tăng cao trong cơ thể?
Là một trong chỉ số của xét nghiệm bộ mỡ máu tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Triglyceride là gì? Biến chứng và cách kiểm soát chúng. Đọc bài viết dưới để hiểu thêm kiến thức về Triglyceride.

Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể vẫn nạp vào mỗi ngày và nằm trong mỡ động vật, thực vật. Khi chỉ số triglyceride thường nằm mức độ cao trong thời gian dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

1. Giá trị của chỉ số Triglyceride trong sức khỏe

Bệnh nhân có thể biết được chỉ số máu Triglyceride thông qua xét nghiệm máu. Chỉ số máu Triglyceride được đánh giá theo 4 mức sau:

Chỉ số ở mức bình thường: dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).

Chỉ số ở mức ranh giới cao: 150 - 199 mg/dL (1.7 - 2 mmol/L).

Chỉ số ở mức cao: 200 - 499 mg/dL (2 - 6 mmol/L).

Chỉ số ở mức rất cao: trên 500 mg/dL (trên 6 mmol/L).

Triglyceride là gì? Biến chứng và cách kiểm soát căn bệnh này - Ảnh 1.

Chỉ số mỡ máu tăng cao nếu Triglyceride quá lớn (Nguồn: Internet)

2. Những vấn đề có thể gặp phải đối với chỉ số Triglyceride tăng cao trong cơ thể

Dễ mệt mỏi: Triglyceride cao, mỡ tích tụ tạo thành các mảng bám dọc thành động mạch, từ đó gây ra tình trạng thiếu máu não dẫn tới cơ thể chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi.

Tăng nguy cơ đột quỵ và tim mạch: chỉ số triglycerides cao làm lưu lượng máu cung cấp cho não giảm. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đột quỵ.

Viêm tuyến tụy: Triglyceride nếu tăng ngoài mức cho phép sẽ khiến các acid béo tự do tăng cao, từ đó tác động xấu lên tế bào tụy, tăng các chất trung gian của phản ứng viêm và các gốc tự do, biến chứng là viêm tụy. Dấu hiệu thường thấy là đau bụng dữ dội, sốt, nôn mửa. Thậm chí nếu dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể gây tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gout: xét nghiệm Triglyceride cho chỉ số cao cũng có thể gây viêm tụy cấp tính, làm tăng axit uric – là thủ phạm gây nên bệnh gout.

Suy giảm chức năng gan: Thông thường, Triglycerides sẽ được vận chuyển tới gan để thải trừ tuy nhiên gan chỉ chuyển hóa một lượng nhất định vì thế do đó những triglycerides còn dư thừa sẽ đọng quanh gan, hình thành các bọng mỡ và xâm lấn tế bào gan, gây nên các bệnh như gan nhiễm mỡ, sẹo gan. Không chỉ thế, khi lượng mỡ tăng cao có thể bị viêm gan nhiễm mỡ, thậm chí ung thư gan.

=>> Tìm hiểu thêm bài viết về kiểm tra chức năng gan: Lưu ý chuẩn bị trước khi kiểm tra chức năng gan

Bệnh tiểu đường tuýp II: Đây là bệnh dễ có khả năng xảy ra ở những bệnh nhân có chỉ số triglyceride cao.

Triglyceride là gì? Biến chứng và cách kiểm soát căn bệnh này - Ảnh 2.

Hạn chế tiêu thụ rượu (Nguồn: Internet)

Đau và tê chân: Nếu lượng Triglyceride tạo ra các mảng bám hình thành trong các động mạch chảy đến chân, có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Biểu hiện của PAD là tê ở chân, đặc biệt là khi đi bộ. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở chân.

Suy giảm trí tuệ: Triglyceride cao có thể làm hỏng các mạch máu bên trong não từ đó làm tích tụ amyloid.

3. Cách kiểm soát chỉ số Triglyceride

Duy trì chỉ số Triglyceride ở mức cho phép sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, viêm tụy,… Dưới đây những cách kiểm soát nồng độ triglyceride có lợi cho sức khỏe.

Nâng cao vận động

Tập thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, có thể làm giảm triglyceride và tăng lượng cholesterol “tốt”. Bạn có thể dành ra khoảng 30 phút hàng ngày để vận động. Việc đơn giản nhất là đi bộ, chạy bộ hoặc tập những món thể thao bạn yêu thích. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp vận động nhẹ trong thời gian rảnh.

Giảm cân

Lượng calo nạp vào được chuyển đổi thành triglyceride và được tích tụ dưới dạng chất béo do đó Việc giảm calo sẽ làm giảm chỉ số triglyceride. Đối với người thừa cân, giảm 5% đến 10% trọng lượng sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn lựa phương pháp giảm cân an toàn.

Triglyceride là gì? Biến chứng và cách kiểm soát căn bệnh này - Ảnh 3.

Duy trì chỉ số Triglyceride ở mức cho phép sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh (Nguồn: Internet)

Cung cấp chất béo tốt

Những thực phẩm có chứa chất béo tốt cho sức khỏe là các loại hạt, cá chứa axit béo omega-3 như cá thu, cá hồi,... Bên cạnh đó, bạn nên tránh chất béo chuyển hóa, thực phẩm chiên rán nhiều hay chất béo hydro hóa.

Hạn chế tiêu thụ rượu

Thay thế rượu bằng các loại thức uống tốt cho sức khỏe như nước lọc, trà hoa cúc, nước cam…

Hạn chế ăn uống sau 8 giờ tối

Thời điểm ăn tốt nhất vào khoảng 6 giờ 30 – 7 giờ tối. Sau thời gian này thức ăn được đưa vào cơ thể khó hấp thu hơn, lượng mỡ thừa dễ đọng lại tại thành mạch.

Tập thói quen ngủ sớm

Người thức khuya thường dễ mệt mỏi vì dễ tăng cân, thiếu ngủ và có mức chỉ số triglyceride cao hơn những người ngủ đủ giấc. Thức khuya trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến nội tiết khiến tuyến thượng thận hoạt động kém, dẫn đến tăng triglyceride kèm theo tích tụ chất béo ở cơ thể.

Triglyceride là gì? Chỉ số này có ý nghĩa với sức khỏe, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động tuy nhiên nếu mức vượt ngưỡng cho phép sẽ mang đến ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì thế, bạn cần có kế hoạch để kiểm soát mức này và nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.


Tác giả: Trang Lê