Những biến đổi bất thường trong chức năng hoạt động có tuyến giáp có thể khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân, suy nhược,... do đó việc bổ sung các thực phẩm tốt cho tuyến giáp là vô cùng quan trọng.
Bác sĩ Hong Lee , chuyên khoa nội tiết tại Trung tâm Y tế AMITA Adventist Hinsdale ở Illinois khuyên bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm tốt cho tuyến giáp sau:
Thiếu hụt vitamin D có thể gây ra viêm tuyến giáp. Do đó, chúng ta cần cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin mỗi ngày để giúp cải thiện chức năng của tuyến giáp. Đứng đầu trong danh sách những thực phẩm tốt cho tuyến giáp, chứa hàm lượng vitamin D cao là cá hồi, trứng, nước cam và các loại hạt, ngũ cốc.
Cá hồi đứng đầu danh sách những thực phẩm tốt cho tuyến giáp. Ảnh: Internet
Là một trong những loại quả có chứa nhiều selen - một loại khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hormone T3 và T4 của tuyến giáp, các bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung quả hạch vào chế độ dinh dưỡng. Ngoài tác dụng tốt cho tuyến giáp, quả hạch còn có khả năng chống oxy hoá và làm dịu các bệnh viêm nhiễm.
Sắt đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của enzim giúp sản xuất các hormone tuyến giáp. Do đó, việc bổ sung sắt là rất cần thiết , đặc biệt đối với phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, thai kỳ và tiền mãn kinh.
Để cơ thể có thể hấp thụ sắt hiệu quả, bên nên kết hợp cùng các thực phẩm dồi dào vitamin C. Một trong những thực phẩm tốt cho tuyến giáp có chứa sắt là đậu lăng. Lưu ý, tránh bổ sung thực phẩm này cùng thời điểm với các bệnh chữa trị tuyến giáp vì có thể làm giảm công dụng của thuốc.
Là một trong những thực phẩm có chứa chất chống oxy hoá và giúp chuyển hoá năng lượng, trà xanh không chỉ tốt cho sức khoẻ mà còn cải thiện chức năng của tuyến giáp. Tuy nhiên, uống trà xanh cần lưu ý đúng cách để không làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể.
Bên cạnh các thực phẩm tốt cho tuyến giáp, cũng có nhiều thực phẩm có thể khiến các bệnh tuyến giáp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý.
Đậu nành có chứa nhiều isoflavone - một khoáng chất ngăn chặn sự sinh sản hornome tuyến giáp. Giáo sư chuyên ngành dinh dưỡng của bệnh viện Y Baylor, tiến sĩ Joseph Jankovic cho biết những người bj suy nhược tuyến giáp cần hạn chế sử dụng các sản phẩm được làm từ đậu nành trong quá trình điều trị bệnh.
Những người bị mắc chứng suy nhược tuyến giáp cần lưu ý hạn chế tiêu thụ gluten bởi chúng có thể kích thích hệ miễn dịch, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng ở các mô tuyến giáp. Theo các nhà khoa học, gluten thường được tìm thấy trong lúa mạch và lúa mì. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng các sản phẩm này.
Lúa mì, lúa mạch là những thực phẩm có chứa gluten ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Ảnh: Internet
Rõ ràng thiếu iốt gây ra các chứng bệnh tuyến giáp, tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều muối cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khoẻ nói chung và tuyến giáp nói riêng. Do đó, bạn cần lưu ý hàm lượng muối hấp thụ vào cơ thể, sao cho đảm bảo mỗi ngày không nên tiêu thụ quá 1100mcg muối.
Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên với một số loại rau chứa nhiều enzym goitrogen thì điều này hoàn toàn không có lợi cho tuyến giáp. Bác sĩ Bhavesh Shah, Trung tâm y tế Long Beach California (Mỹ) khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại rau này, chỉ nên ăn từ 1-2 lần/tuần.
Chất xơ giúp hệ tiêu hoá hoạt động thuốc nhưng nó cản trở sự hấp thụ thuốc của ơ thể. Do đó nếu bạn đang sử dụng các thuốc điều trị tuyến giáp thì cần lưu ý ăn ít lại các thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
Ngoài ra, các chất tạo ngọt, chất béo và đường cũng có thể ảnh hưởng chức năng của tuyến giáp. bởi khi người bệnh mắc các chứng suy giảm tuyến giáp thì khả năng chuyển hoá năng lượng từ đường cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, tốt nhất giai đoạn này bạn nên hạn chế sử dụng các chất này.